P-1 là tên gọi của máy bay tuần tra chống tàu ngầm hiện đại do hãng Kawasaki phát triển cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF). Nó được dự định là sẽ thay thế hoàn toàn các máy bay P-3C đã cũ trong JMSDF.
P-1 dài 38m, sải cánh 35,4m, cao 12,1m, trọng lượng cất cánh tối đa 12,1m. Trên chiếc máy bay trị giá 200 triệu USD này được trang bị hàng loạt hệ thống điện tử dùng cho trinh sát, tác chiến đánh địch cực kỳ hiện đại.
Ở phần mũi P-1 là nơi chứa anten của hệ thống radar mạng pha chủ động Toshiba HPS-106 hoạt động ở nhiều chế độ như không đối không, không đối hải, khẩu độ tổng hợp SAR… Thiết bị đánh dấu đỏ chính là hệ thống cảnh báo tên lửa AN/AAR-60.
Chiếc máy bay được trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy XF7-10 cho tốc độ tối đa 996km/h, tầm bay 8.000km, trần bay 13.500m. Lưu ý dưới cánh có các điểm treo tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon hoặc ASM-1C.
P-1 được vận hành bởi phi hành đoàn 13 người gồm: 2 phi công và 11 nhân viên điều khiển các hệ thống điện tử - vũ khí. Trong ảnh là cửa vào chiếc máy bay P-1.
Dưới bụng máy bay là nơi được tích hợp hàng loạt anten dùng cho liên lạc, định vị hàng không… Trong ảnh, dấu sao chỉ các anten N-AS-330/HQR-1 hoặc N-AS-331/HQR-1 trang bị trên P-1.
Trong ảnh, vòng tròn đỏ đánh dấu vị trí chứa các mồi bẫy đánh lừa hỏa tiễn tầm nhiệt.
Trên cánh đuôi ngang máy bay có anten N-AS-331/HQR-1 (dấu đỏ), ở phần đuôi, đánh dấu tròn màu vàng là hệ thống cảnh báo chống tên lửa AN/AAR-60.
Đuôi dài (đánh dấu đỏ) là hệ thống phát hiện từ tính lạ HSQ-102 – hầu hết các máy bay chống ngầm đều có cái đuôi này. Vì thiết bị này có thể gây ảnh hưởng tới các hệ thống điện tử khác nên nó phải chuyển ra phía đuôi máy bay. Vòng tròn đỏ là nơi chứa 30 phao thủy âm, hình chữ nhật màu da cam là vị trí khoang chứa vũ khí (có thể chứa bom chìm, thủy lôi, ngư lôi Type 97, Mk46), hình tròn vàng là anten AIFF.
Trên đỉnh đầu máy bay, vòng tròn đỏ là vị trí đặt anten HLR-109B ESM, vòng tròn vàng là anten AMT-3500.
P-1 là tên gọi của máy bay tuần tra chống tàu ngầm hiện đại do hãng Kawasaki phát triển cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF). Nó được dự định là sẽ thay thế hoàn toàn các máy bay P-3C đã cũ trong JMSDF.
P-1 dài 38m, sải cánh 35,4m, cao 12,1m, trọng lượng cất cánh tối đa 12,1m. Trên chiếc máy bay trị giá 200 triệu USD này được trang bị hàng loạt hệ thống điện tử dùng cho trinh sát, tác chiến đánh địch cực kỳ hiện đại.
Ở phần mũi P-1 là nơi chứa anten của hệ thống radar mạng pha chủ động Toshiba HPS-106 hoạt động ở nhiều chế độ như không đối không, không đối hải, khẩu độ tổng hợp SAR… Thiết bị đánh dấu đỏ chính là hệ thống cảnh báo tên lửa AN/AAR-60.
Chiếc máy bay được trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy XF7-10 cho tốc độ tối đa 996km/h, tầm bay 8.000km, trần bay 13.500m. Lưu ý dưới cánh có các điểm treo tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon hoặc ASM-1C.
P-1 được vận hành bởi phi hành đoàn 13 người gồm: 2 phi công và 11 nhân viên điều khiển các hệ thống điện tử - vũ khí. Trong ảnh là cửa vào chiếc máy bay P-1.
Dưới bụng máy bay là nơi được tích hợp hàng loạt anten dùng cho liên lạc, định vị hàng không… Trong ảnh, dấu sao chỉ các anten N-AS-330/HQR-1 hoặc N-AS-331/HQR-1 trang bị trên P-1.
Trong ảnh, vòng tròn đỏ đánh dấu vị trí chứa các mồi bẫy đánh lừa hỏa tiễn tầm nhiệt.
Trên cánh đuôi ngang máy bay có anten N-AS-331/HQR-1 (dấu đỏ), ở phần đuôi, đánh dấu tròn màu vàng là hệ thống cảnh báo chống tên lửa AN/AAR-60.
Đuôi dài (đánh dấu đỏ) là hệ thống phát hiện từ tính lạ HSQ-102 – hầu hết các máy bay chống ngầm đều có cái đuôi này. Vì thiết bị này có thể gây ảnh hưởng tới các hệ thống điện tử khác nên nó phải chuyển ra phía đuôi máy bay.
Vòng tròn đỏ là nơi chứa 30 phao thủy âm, hình chữ nhật màu da cam là vị trí khoang chứa vũ khí (có thể chứa bom chìm, thủy lôi, ngư lôi Type 97, Mk46), hình tròn vàng là anten AIFF.
Trên đỉnh đầu máy bay, vòng tròn đỏ là vị trí đặt anten HLR-109B ESM, vòng tròn vàng là anten AMT-3500.