Nhắc tới xe tăng T-80, chắc chắn không ít người nghĩ ngay tới biệt danh “xe tăng bay” của dòng tăng đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ tuốc bin khí. T-80 cũng được biết tới là cỗ xe tăng hiện đại nhất của Liên Xô trước khi tan rã và hiện đại nhất nước Nga thời kỳ đầu những năm 1990. Đây là một loại xe tăng đáng tin cậy, rất hiện đại, hỏa lực mạnh, tính sống sót cao…Tuy nhiên, ít ai biết rằng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, định danh T-80 cũng từng được dành cho một loại tăng hạng nhẹ phát triển cho Hồng quân Liên Xô. Trong ảnh chính là chiếc xe tăng T-80 trong CTTG 2.Dẫu vậy, T-80 thời CTTG 2 không phải là cỗ xe tăng thành công như T-80 của thế kỷ 20. Chỉ có 70 chiếc được chế tạo vào năm 1942 và tung ngay ra mặt trận chống quân phát xít năm 1943. Chúng không kịp để lại bất kỳ dấu ấn nào, chiến tích của chúng hầu như không được nhắc đến.Xe tăng hạng nhẹ T-80 được phát triển bởi Cục thiết kế thuộc nhà máy ô tô Gorky (GAZ) dưới sự lãnh đạo của Nikolai Alexandrovich Astrova - một nhà phát triển hàng đầu của tất cả các dòng nước của xe tăng hạng nhẹ của thời kỳ này. Tháng 12/1942, bản thiết kế và nguyên mẫu T-80 được Hồng quân thông qua và cho phép sản xuất với chỉ 70 chiếc. Ngay sau đó nó được tung ra chiến trường và không có bất kỳ chiếc T-80 nào ra đời nữa.T-80 có trọng lượng 11,6 tấn, dài 4,28m, rộng 2,42m, bọc giáp thép đồng nhất có độ dày từ 15-45mm tùy từng vị trí.Tháp pháo được bố trí hơi kỳ cục khi lệnh hẳn về một bên thay vì đặt ở trung tâm thân xe.Xe tăng T-80 được trang bị pháo ranh xoắn chống tăng 45mm 20-K - vũ khí tiêu chuẩn trên các xe tăng hạng nhẹ Liên Xô thời bấy giờ. Ngoài ra còn có một khẩu súng máy 7,62mm DT.Đạn xuyên giáp BR-240 trang bị cho pháo 45mm 20-K trên xe tăng T-80 có thể xuyên giáp nghiêng 60 độ là 43mm ở cự ly bắn 100m, bắn càng xa mục tiêu thì sức xuyên giảm càng nhiều. Nếu bắn cách 1.500m thì sức xuyên của đạn chỉ còn 23mm. Với góc chạm giáp 90 độ thì sức xuyên của đạn 45mm đạt 52mm cách 100m, 28mm cách 1.500m.Các phiên bản đạn xuyên giáp cải tiến BR-240SP và BR-240P tiếp tục tăng khả năng xuyên giáp, ấn tượng nhất là đạn BR-240P xuyên giáp dày 70mm ở góc chạm 60 độ cách 100m, lên tới 96mm góc chạm 90 độ bắn xa 100m.T-80 thời bấy giờ trang bị động cơ xăng có công suất thấp cho phép đạt tốc độ tối đa đến 42km/h, trên địa hình ghồ ghề là 20-25km/h, tầm hoạt động 200-300km.Để phục vụ cho cuộc chiến trong mùa đông khắc nghiệt, T-80 cũng được trang bị hệ thống làm nóng động cơ, tránh để nhiên liệu bị đóng băng.
Nhắc tới xe tăng T-80, chắc chắn không ít người nghĩ ngay tới biệt danh “xe tăng bay” của dòng tăng đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ tuốc bin khí. T-80 cũng được biết tới là cỗ xe tăng hiện đại nhất của Liên Xô trước khi tan rã và hiện đại nhất nước Nga thời kỳ đầu những năm 1990. Đây là một loại xe tăng đáng tin cậy, rất hiện đại, hỏa lực mạnh, tính sống sót cao…
Tuy nhiên, ít ai biết rằng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, định danh T-80 cũng từng được dành cho một loại tăng hạng nhẹ phát triển cho Hồng quân Liên Xô. Trong ảnh chính là chiếc xe tăng T-80 trong CTTG 2.
Dẫu vậy, T-80 thời CTTG 2 không phải là cỗ xe tăng thành công như T-80 của thế kỷ 20. Chỉ có 70 chiếc được chế tạo vào năm 1942 và tung ngay ra mặt trận chống quân phát xít năm 1943. Chúng không kịp để lại bất kỳ dấu ấn nào, chiến tích của chúng hầu như không được nhắc đến.
Xe tăng hạng nhẹ T-80 được phát triển bởi Cục thiết kế thuộc nhà máy ô tô Gorky (GAZ) dưới sự lãnh đạo của Nikolai Alexandrovich Astrova - một nhà phát triển hàng đầu của tất cả các dòng nước của xe tăng hạng nhẹ của thời kỳ này. Tháng 12/1942, bản thiết kế và nguyên mẫu T-80 được Hồng quân thông qua và cho phép sản xuất với chỉ 70 chiếc. Ngay sau đó nó được tung ra chiến trường và không có bất kỳ chiếc T-80 nào ra đời nữa.
T-80 có trọng lượng 11,6 tấn, dài 4,28m, rộng 2,42m, bọc giáp thép đồng nhất có độ dày từ 15-45mm tùy từng vị trí.
Tháp pháo được bố trí hơi kỳ cục khi lệnh hẳn về một bên thay vì đặt ở trung tâm thân xe.
Xe tăng T-80 được trang bị pháo ranh xoắn chống tăng 45mm 20-K - vũ khí tiêu chuẩn trên các xe tăng hạng nhẹ Liên Xô thời bấy giờ. Ngoài ra còn có một khẩu súng máy 7,62mm DT.
Đạn xuyên giáp BR-240 trang bị cho pháo 45mm 20-K trên xe tăng T-80 có thể xuyên giáp nghiêng 60 độ là 43mm ở cự ly bắn 100m, bắn càng xa mục tiêu thì sức xuyên giảm càng nhiều. Nếu bắn cách 1.500m thì sức xuyên của đạn chỉ còn 23mm. Với góc chạm giáp 90 độ thì sức xuyên của đạn 45mm đạt 52mm cách 100m, 28mm cách 1.500m.
Các phiên bản đạn xuyên giáp cải tiến BR-240SP và BR-240P tiếp tục tăng khả năng xuyên giáp, ấn tượng nhất là đạn BR-240P xuyên giáp dày 70mm ở góc chạm 60 độ cách 100m, lên tới 96mm góc chạm 90 độ bắn xa 100m.
T-80 thời bấy giờ trang bị động cơ xăng có công suất thấp cho phép đạt tốc độ tối đa đến 42km/h, trên địa hình ghồ ghề là 20-25km/h, tầm hoạt động 200-300km.
Để phục vụ cho cuộc chiến trong mùa đông khắc nghiệt, T-80 cũng được trang bị hệ thống làm nóng động cơ, tránh để nhiên liệu bị đóng băng.