Xe tăng Panther (con báo) là loại tăng hạng trung phục vụ trong lực lượng quân sự Đức Quốc xã từ giữa năm 1943 đến cuối năm 1945. Nó được thiết kế ra nhằm thay thế cho Panzer III và IV làm đối trọng với xe tăng T-34 của Liên Xô. Nó hoạt động cho tới những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 cùng với tăng hạng nặng Tiger I và Tiger II.Các chuyên gia quân sự thời bấy giờ và cả sau này đều cho rằng, Panther là loại tăng có sự phối hợp tuyệt vời giữa hỏa lực, lớp giáp bọc, động cơ cũng như độ linh hoạt mà không có loại tăng nào trong Đại chiến thế giới có thể sánh bằng. Và Panther là loại tăng hiện đại nhất cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, không phải là T-34 hay là M4 Sherman.Cùng xếp vào tăng hạng trung nhưng so với T-34 hay M4 Sherma, Panther có trọng lượng lớn hơn hẳn, bọc giáp dày hơn. Nó có trọng lượng khoảng 44,8 tấn, dài 8,66m gồm cả pháo chính, rộng 3,27m, cao 2,99m.Vào thời điểm ra đời, lớp giáp của tăng Panther vượt trội hơn hẳn so với T-34 của Liên Xô, thậm chí là dày hơn cả tăng hạng nặng KV-1 thời kỳ đầu cuộc chiến tranh. Theo đó, giáp trước thân xe dày 80 mm, nghiêng 55 độ theo chiều dọc (tương đương 140mm thép đặt thẳng đứng), hai lớp giáp bằng thép ngoài hàn dính với nhau còn được dùng đưa vào máy khớp và ép lại với nhau cho dày hơn.Lớp giáp này được đánh giá là chỉ có thể bị phá hủy bởi một vài vũ khí đặc biệt của đồng minh và Liên Xô. Pháo chính của T-34 khi đó không thể nào xuyên thẳng mặt giáp trước Panther.Tuy nhiên, phần giáp sườn và thân bên Panther thì mỏng hơn khá nhiều, chỉ dày khoảng 40–50 mm nghiêng 20 độ, dày hơn chút ít so với Panzer IV nhưng mỏng hơn nhiều so với Tiger I (giáp hông Tiger I dày 80 mm). Lớp giáp mỏng này được cho là cần thiết bởi vì trọng lượng của Panther đã khá nặng. Nhưng lớp giáp mỏng này lại chính là điểm yếu chết người của Panther, khi chiến đấu trong nội thành hoặc hỗn chiến ở cự ly gần, nó có thể bị xuyên thủng từ mặt sườn bởi đa số các loại pháo chống tăng và xe tăng.Trong trận Kursk, Panther chịu mức tổn thất cao hơn nhiều so với Tiger I do bị pháo chống tăng Liên Xô bắn vào hông xe, thậm chí đã có tài liệu ghi nhận việc Panther bị hạ do bị bắn vào hông bởi xe tăng hạng nhẹ T-70, dù loại xe tăng này chỉ mang pháo 45mm.Panther được thiết kế với hệ thống treo và truyền động cực kỳ đặc biệt với bánh puli đệm, bánh xích, bánh gối bọc cao su thô cho tốc độ di chuyển nhanh, có thể di chuyển trong mọi điều kiện thời tiết.Xe tăng Panther được trang bị động cơ xăng 12 xilanh Maybach HL 210 P30 trên 250 chiếc đầu được sản xuất và sau đó là HL 230 P30 nâng công suất cho tốc độ tối đa 55km/h, tầm hoạt động chỉ khoảng 250km. Tuy nhiên, giải pháp đặt động cơ trong ngắn kín nước thiếu hệ thống thông gió và lại chạy bằng xăng khiến động cơ này không đáng tin cậy, thời kỳ đầu thường xuyên xảy ra việc cháy động cơ do quá nóng.Về mặt hỏa lực, xe tăng hạng trung Panther được trang bị khẩu pháo 75mm KwK 42 (L/70) nòng dài cùng 3 khẩu súng máy MG-34 7,92mm.Một khẩu MG-34 đặt trên nóc tháp pháo.Khẩu thứ 2 nằm đồng trục với pháo chính 75mm.Khẩu thứ 3 bố trí ở mặt trước tháp pháo.Cận cảnh bên trong tháp pháo và bệ khóa nòng pháo 75mm KwK 42. Khẩu pháo này được đánh giá là pháo chống tăng hàng đầu CTTG 2, trang bị đạn xuyên giáp có thanh xuyên nhọn có sức xuyên cao, bắn xa - gần cực kỳ chính xác. Gần như là mỗi khi bắn trúng đích đều khiến giáp của xe tăng đối phương bị xuyên thủng (trừ một số loại xe hạng nặng như IS-2 hay pháo tự hành xung kích ISU-152).Tuy nhiên, thiết kế ngăn chứa đạn pháo chính 75mm "quá sơ sài" khiến nó trở thành điểm yếu chết người trên xe tăng Panther. Không có viên đạn nào được cất gần pháo chính 75 mm mà lại cất ở một chỗ nơi phần giáp bên tháp pháo khá mỏng.Hai bên giáp sườn tháp pháo của Panther khá mỏng, khiến cho nó dễ bị xuyên thủng bằng đa số các loại pháo tự hành chống tăng của Đồng Minh và Liên Xô, điều này có nghĩa Panther dễ bị nổ hầm đạn cất gần tháp pháo nếu như bị bắn trúng vào cạnh sườn
Xe tăng Panther (con báo) là loại tăng hạng trung phục vụ trong lực lượng quân sự Đức Quốc xã từ giữa năm 1943 đến cuối năm 1945. Nó được thiết kế ra nhằm thay thế cho Panzer III và IV làm đối trọng với xe tăng T-34 của Liên Xô. Nó hoạt động cho tới những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 cùng với tăng hạng nặng Tiger I và Tiger II.
Các chuyên gia quân sự thời bấy giờ và cả sau này đều cho rằng, Panther là loại tăng có sự phối hợp tuyệt vời giữa hỏa lực, lớp giáp bọc, động cơ cũng như độ linh hoạt mà không có loại tăng nào trong Đại chiến thế giới có thể sánh bằng. Và Panther là loại tăng hiện đại nhất cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, không phải là T-34 hay là M4 Sherman.
Cùng xếp vào tăng hạng trung nhưng so với T-34 hay M4 Sherma, Panther có trọng lượng lớn hơn hẳn, bọc giáp dày hơn. Nó có trọng lượng khoảng 44,8 tấn, dài 8,66m gồm cả pháo chính, rộng 3,27m, cao 2,99m.
Vào thời điểm ra đời, lớp giáp của tăng Panther vượt trội hơn hẳn so với T-34 của Liên Xô, thậm chí là dày hơn cả tăng hạng nặng KV-1 thời kỳ đầu cuộc chiến tranh. Theo đó, giáp trước thân xe dày 80 mm, nghiêng 55 độ theo chiều dọc (tương đương 140mm thép đặt thẳng đứng), hai lớp giáp bằng thép ngoài hàn dính với nhau còn được dùng đưa vào máy khớp và ép lại với nhau cho dày hơn.
Lớp giáp này được đánh giá là chỉ có thể bị phá hủy bởi một vài vũ khí đặc biệt của đồng minh và Liên Xô. Pháo chính của T-34 khi đó không thể nào xuyên thẳng mặt giáp trước Panther.
Tuy nhiên, phần giáp sườn và thân bên Panther thì mỏng hơn khá nhiều, chỉ dày khoảng 40–50 mm nghiêng 20 độ, dày hơn chút ít so với Panzer IV nhưng mỏng hơn nhiều so với Tiger I (giáp hông Tiger I dày 80 mm). Lớp giáp mỏng này được cho là cần thiết bởi vì trọng lượng của Panther đã khá nặng. Nhưng lớp giáp mỏng này lại chính là điểm yếu chết người của Panther, khi chiến đấu trong nội thành hoặc hỗn chiến ở cự ly gần, nó có thể bị xuyên thủng từ mặt sườn bởi đa số các loại pháo chống tăng và xe tăng.
Trong trận Kursk, Panther chịu mức tổn thất cao hơn nhiều so với Tiger I do bị pháo chống tăng Liên Xô bắn vào hông xe, thậm chí đã có tài liệu ghi nhận việc Panther bị hạ do bị bắn vào hông bởi xe tăng hạng nhẹ T-70, dù loại xe tăng này chỉ mang pháo 45mm.
Panther được thiết kế với hệ thống treo và truyền động cực kỳ đặc biệt với bánh puli đệm, bánh xích, bánh gối bọc cao su thô cho tốc độ di chuyển nhanh, có thể di chuyển trong mọi điều kiện thời tiết.
Xe tăng Panther được trang bị động cơ xăng 12 xilanh Maybach HL 210 P30 trên 250 chiếc đầu được sản xuất và sau đó là HL 230 P30 nâng công suất cho tốc độ tối đa 55km/h, tầm hoạt động chỉ khoảng 250km. Tuy nhiên, giải pháp đặt động cơ trong ngắn kín nước thiếu hệ thống thông gió và lại chạy bằng xăng khiến động cơ này không đáng tin cậy, thời kỳ đầu thường xuyên xảy ra việc cháy động cơ do quá nóng.
Về mặt hỏa lực, xe tăng hạng trung Panther được trang bị khẩu pháo 75mm KwK 42 (L/70) nòng dài cùng 3 khẩu súng máy MG-34 7,92mm.
Một khẩu MG-34 đặt trên nóc tháp pháo.
Khẩu thứ 2 nằm đồng trục với pháo chính 75mm.
Khẩu thứ 3 bố trí ở mặt trước tháp pháo.
Cận cảnh bên trong tháp pháo và bệ khóa nòng pháo 75mm KwK 42. Khẩu pháo này được đánh giá là pháo chống tăng hàng đầu CTTG 2, trang bị đạn xuyên giáp có thanh xuyên nhọn có sức xuyên cao, bắn xa - gần cực kỳ chính xác. Gần như là mỗi khi bắn trúng đích đều khiến giáp của xe tăng đối phương bị xuyên thủng (trừ một số loại xe hạng nặng như IS-2 hay pháo tự hành xung kích ISU-152).
Tuy nhiên, thiết kế ngăn chứa đạn pháo chính 75mm "quá sơ sài" khiến nó trở thành điểm yếu chết người trên xe tăng Panther. Không có viên đạn nào được cất gần pháo chính 75 mm mà lại cất ở một chỗ nơi phần giáp bên tháp pháo khá mỏng.
Hai bên giáp sườn tháp pháo của Panther khá mỏng, khiến cho nó dễ bị xuyên thủng bằng đa số các loại pháo tự hành chống tăng của Đồng Minh và Liên Xô, điều này có nghĩa Panther dễ bị nổ hầm đạn cất gần tháp pháo nếu như bị bắn trúng vào cạnh sườn