Mil Mi-1 là một trong những chiếc trực thăng đầu tiên trên thế giới và cũng là đầu tiên của Liên Xô được đưa vào sản xuất hàng loạt cho mục đích quân sự. Tất nhiên trong lĩnh vực mới mẻ này vào thời điểm đó Liên Xô vẫn thua kém so với Mỹ. Từ đầu năm 1945 Quân đội Mỹ đã đưa vào trang bị những chiếc Sikorsky H-5 trong khi đó phải đến tận năm 1950 Liên Xô mới đưa vào trang bị những chiếc Mil Mi-1 đầu tiên.Thiết kế sư trưởng Mikhail Mil - người đứng đầu cục thiết kế số 4 (OKB-4) tiền thân của hãng trực thăng Mil sau này từ những năm 1930 đã bắt đầu phát triển thiết kế trực thăng đầu tiên của Liên Xô, tuy nhiên tính ứng dụng của các mẫu trực thăng này không cao. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 Mil mới bắt đầu thiết kế lại mẫu trực thăng mới với tên gọi ban đầu là GM-1.Có nhiều ý kiến cho rằng trực thăng GM-1 của Mil vay mượn khá nhiều ý tưởng từ hai mẫu trực thăng Sikorsky S-51 của Mỹ và Bristol 171 của Anh, cho dù vậy GM-1 vẫn mang thiết kế đặc trưng riêng của nó. GM-1 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 20/9/1948, đến năm 1949 GM-1 hoàn tất quá trình thử nghiệm và được đưa vào sản xuất hàng loạt với một cái tên mới Mil Mi-1.Dù chỉ là một mẫu trực thăng hạng nhẹ với khả năng chỉ mang theo được từ 3-4 người kể cả một phi công nhưng trực thăng Mi-1 nhanh chóng được sản xuất hàng loạt đầu tiên của Liên Xô với số lượng lên tới 2.594 chiếc. Năm 1950, Quân đội và một số cơ quan hàng không Liên Xô đưa vào trang bị hàng loạt Mi-1 mở tiền đề sau này cho các dòng trực thăng tiếp theo của Mil.Từ năm 1950-1956, Mil liên tục hoàn thiện trực thăng Mi-1, nhất là sau khi mẫu trực thăng này được giới thiệu với lãnh đạo tối cao của Liên Xô lúc đó là Joseph Stalin. Và một trong những nâng cấp đáng chú ý của Mi-1 là việc nó được trang bị động cơ AI-26V được đánh giá hoạt động ổn định và đáng tin cậy hơn.Đến năm 1957, Mil giới thiệu một biến thể nâng cấp Mi-1M với thay đổi chính là không gian bên trong cabin của máy bay với thiết kế rộng hơn nhằm tạo các giác thoải mái cho phi hành đoàn. Trong ảnh là buồng lái của của một chiếc Mi-1 vẫn còn hoạt động cho tới tận ngày nay.Điểm sáng của trực thăng Mi-1 còn nằm ở động cơ Ivchenko AI-26V của nó. Với công suất 575 mã lực, AI-26V giúp Mi-1 có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 185km/h với tầm hoạt động lên tới 430km. Tuy nhiên trần bay của Mi-1 vẫn còn khá hạn chế khi chỉ ở mức 3.500m khiến nó dễ dàng bị bắn hạ bởi hệ thống pháo phòng không thông thường của đối phương.Cận cảnh cabin khá khiêm tốn của Mi-1 với 3 chỗ ngồi dành cho 1 phi công và hai hành khách.Ngoài việc được sản xuất ở Liên Xô, Mi-1 còn được sản xuất với số lượng lớn ở Ba Lan với hơn 1.500 chiếc và nó còn có tên gọi khác là SM-1. Thiết kế cơ bản giữa SM-1 và Mi-1 vẫn được giữ nguyên với chiều dài gần 13m, cao 3.3m và sử dụng trục nâng với 3 cánh quạt chính.Mẫu trực thăng SM-1 của Ba Lan thay vì được trang bị động cơ AI-26V của Liên Xô thì nó được trang bị động cơ LiT-3 do Ba Lan tự sản xuất. Trong suốt thời gian hoạt động của mình cả Mi-1 và SM-1 phục vụ tại hơn 15 quốc gia trên thế giới cho đến khi ngưng hoạt động hoàn toàn vào những năm 1980.Ở một số biến thể, Mi-1 còn được trang bị cả bình nhiên liệu phụ ở hai bên thân nhằm tăng tầm hoạt động, trọng lượng cất cánh tối đa của một chiếc Mi-1 có thể lên tới 2.3 tấn.Ngoài khả năng chở khách, Mi-1 còn có thể được sử dụng để vận chuyển hàng hóa với trọng lượng tối đa hơn 250kg. Trong ảnh là một chiếc Mi-1 của Cộng hòa Dân chủ Đức.
Mil Mi-1 là một trong những chiếc trực thăng đầu tiên trên thế giới và cũng là đầu tiên của Liên Xô được đưa vào sản xuất hàng loạt cho mục đích quân sự. Tất nhiên trong lĩnh vực mới mẻ này vào thời điểm đó Liên Xô vẫn thua kém so với Mỹ. Từ đầu năm 1945 Quân đội Mỹ đã đưa vào trang bị những chiếc Sikorsky H-5 trong khi đó phải đến tận năm 1950 Liên Xô mới đưa vào trang bị những chiếc Mil Mi-1 đầu tiên.
Thiết kế sư trưởng Mikhail Mil - người đứng đầu cục thiết kế số 4 (OKB-4) tiền thân của hãng trực thăng Mil sau này từ những năm 1930 đã bắt đầu phát triển thiết kế trực thăng đầu tiên của Liên Xô, tuy nhiên tính ứng dụng của các mẫu trực thăng này không cao. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 Mil mới bắt đầu thiết kế lại mẫu trực thăng mới với tên gọi ban đầu là GM-1.
Có nhiều ý kiến cho rằng trực thăng GM-1 của Mil vay mượn khá nhiều ý tưởng từ hai mẫu trực thăng Sikorsky S-51 của Mỹ và Bristol 171 của Anh, cho dù vậy GM-1 vẫn mang thiết kế đặc trưng riêng của nó. GM-1 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 20/9/1948, đến năm 1949 GM-1 hoàn tất quá trình thử nghiệm và được đưa vào sản xuất hàng loạt với một cái tên mới Mil Mi-1.
Dù chỉ là một mẫu trực thăng hạng nhẹ với khả năng chỉ mang theo được từ 3-4 người kể cả một phi công nhưng trực thăng Mi-1 nhanh chóng được sản xuất hàng loạt đầu tiên của Liên Xô với số lượng lên tới 2.594 chiếc. Năm 1950, Quân đội và một số cơ quan hàng không Liên Xô đưa vào trang bị hàng loạt Mi-1 mở tiền đề sau này cho các dòng trực thăng tiếp theo của Mil.
Từ năm 1950-1956, Mil liên tục hoàn thiện trực thăng Mi-1, nhất là sau khi mẫu trực thăng này được giới thiệu với lãnh đạo tối cao của Liên Xô lúc đó là Joseph Stalin. Và một trong những nâng cấp đáng chú ý của Mi-1 là việc nó được trang bị động cơ AI-26V được đánh giá hoạt động ổn định và đáng tin cậy hơn.
Đến năm 1957, Mil giới thiệu một biến thể nâng cấp Mi-1M với thay đổi chính là không gian bên trong cabin của máy bay với thiết kế rộng hơn nhằm tạo các giác thoải mái cho phi hành đoàn. Trong ảnh là buồng lái của của một chiếc Mi-1 vẫn còn hoạt động cho tới tận ngày nay.
Điểm sáng của trực thăng Mi-1 còn nằm ở động cơ Ivchenko AI-26V của nó. Với công suất 575 mã lực, AI-26V giúp Mi-1 có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 185km/h với tầm hoạt động lên tới 430km. Tuy nhiên trần bay của Mi-1 vẫn còn khá hạn chế khi chỉ ở mức 3.500m khiến nó dễ dàng bị bắn hạ bởi hệ thống pháo phòng không thông thường của đối phương.
Cận cảnh cabin khá khiêm tốn của Mi-1 với 3 chỗ ngồi dành cho 1 phi công và hai hành khách.
Ngoài việc được sản xuất ở Liên Xô, Mi-1 còn được sản xuất với số lượng lớn ở Ba Lan với hơn 1.500 chiếc và nó còn có tên gọi khác là SM-1. Thiết kế cơ bản giữa SM-1 và Mi-1 vẫn được giữ nguyên với chiều dài gần 13m, cao 3.3m và sử dụng trục nâng với 3 cánh quạt chính.
Mẫu trực thăng SM-1 của Ba Lan thay vì được trang bị động cơ AI-26V của Liên Xô thì nó được trang bị động cơ LiT-3 do Ba Lan tự sản xuất. Trong suốt thời gian hoạt động của mình cả Mi-1 và SM-1 phục vụ tại hơn 15 quốc gia trên thế giới cho đến khi ngưng hoạt động hoàn toàn vào những năm 1980.
Ở một số biến thể, Mi-1 còn được trang bị cả bình nhiên liệu phụ ở hai bên thân nhằm tăng tầm hoạt động, trọng lượng cất cánh tối đa của một chiếc Mi-1 có thể lên tới 2.3 tấn.
Ngoài khả năng chở khách, Mi-1 còn có thể được sử dụng để vận chuyển hàng hóa với trọng lượng tối đa hơn 250kg. Trong ảnh là một chiếc Mi-1 của Cộng hòa Dân chủ Đức.