Ngày 7/11 tới đây, tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi sẽ chính thức bàn giao tàu ngầm phi hạt nhân Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) đầu tiên cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Chiếc tàu này được đặt tên là Hà Nội mang số hiệu HQ-182. Ảnh: VGP Tàu ngầm Project 636 Varshavyanka xuất khẩu cho Việt Nam có lượng giãn nước toàn tải 4.000 tấn khi lặn, dài 74m, trang bị động cơ diesel – điện cho phép tàu đạt tốc độ tới 12 hải lý/h khi nổi và 25 hải lý/h khi lặn. Ảnh: VGP Trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Liên bang Nga tháng 5/2013, Thủ tướng đã có chuyến thăm tới nhà máy Admiralty và đặc biệt là tàu ngầm HQ-182 Hà Nội. Qua đó, chúng ta lần đầu tiên có được những hình ảnh hiếm về nội thất bên trong tàu ngầm Nga xuất khẩu cho Việt Nam. Trong ảnh là khoang chỉ huy tàu ngầm HQ-182 Hà Nội với rất nhiều đồng hồ hiển thị có thể là tình trạng kỹ thuật, các màn hình. Ảnh: VGP Theo nhà sản xuất Nga, tàu ngầm Project 636 xuất khẩu cho Hải quân Nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được thiết lập hệ thống hỗ trợ sự sống mới cho thủy thủ đoàn (gồm 52 người) - loại bỏ áp lực trong các khoang, dập cháy bằng nitơ cũng như các hệ thống máy tính tân tiến. Ảnh: VGP Trong ảnh là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang trò chuyện với thuyền trưởng tàu ngầm HQ-182 Hà Nội (đồng chí mang cấp bậc Thiếu tá). Ảnh: VGP Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm khoang vũ khí trên tàu ngầm HQ-182 Hà Nội. Tàu ngầm Project 636 trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể phóng nhiều loại ngư lôi chống tàu ngầm/tàu nổi và đặc biệt là tên lửa hành trình siêu thanh Klub-S (tối đa 4 đạn). Ảnh: VGP Sau buổi lễ chuyển giao tàu ngầm HQ-182 Hà Nội tại nhà máy Admiralty Verfi, con tàu sẽ được đưa lên tàu vận tải chuyên dụng để lên đường về Việt Nam. Dự kiến, biên bản cuối cùng về việc tiếp nhận tàu ngầm sẽ được ký kết vào cuối tháng 1 năm sau tại căn cứ Lữ đoàn tàu ngầm 189, quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa, Việt Nam). Trong ảnh là tàu vận tải chuyên dụng đang chở một chiếc tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Trung Quốc.
Ngày 7/11 tới đây, tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi sẽ chính thức bàn giao tàu ngầm phi hạt nhân Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) đầu tiên cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Chiếc tàu này được đặt tên là Hà Nội mang số hiệu HQ-182. Ảnh: VGP
Tàu ngầm Project 636 Varshavyanka xuất khẩu cho Việt Nam có lượng giãn nước toàn tải 4.000 tấn khi lặn, dài 74m, trang bị động cơ diesel – điện cho phép tàu đạt tốc độ tới 12 hải lý/h khi nổi và 25 hải lý/h khi lặn. Ảnh: VGP
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Liên bang Nga tháng 5/2013, Thủ tướng đã có chuyến thăm tới nhà máy Admiralty và đặc biệt là tàu ngầm HQ-182 Hà Nội. Qua đó, chúng ta lần đầu tiên có được những hình ảnh hiếm về nội thất bên trong tàu ngầm Nga xuất khẩu cho Việt Nam. Trong ảnh là khoang chỉ huy tàu ngầm HQ-182 Hà Nội với rất nhiều đồng hồ hiển thị có thể là tình trạng kỹ thuật, các màn hình. Ảnh: VGP
Theo nhà sản xuất Nga, tàu ngầm Project 636 xuất khẩu cho Hải quân Nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được thiết lập hệ thống hỗ trợ sự sống mới cho thủy thủ đoàn (gồm 52 người) - loại bỏ áp lực trong các khoang, dập cháy bằng nitơ cũng như các hệ thống máy tính tân tiến. Ảnh: VGP
Trong ảnh là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang trò chuyện với thuyền trưởng tàu ngầm HQ-182 Hà Nội (đồng chí mang cấp bậc Thiếu tá). Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm khoang vũ khí trên tàu ngầm HQ-182 Hà Nội. Tàu ngầm Project 636 trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể phóng nhiều loại ngư lôi chống tàu ngầm/tàu nổi và đặc biệt là tên lửa hành trình siêu thanh Klub-S (tối đa 4 đạn). Ảnh: VGP
Sau buổi lễ chuyển giao tàu ngầm HQ-182 Hà Nội tại nhà máy Admiralty Verfi, con tàu sẽ được đưa lên tàu vận tải chuyên dụng để lên đường về Việt Nam. Dự kiến, biên bản cuối cùng về việc tiếp nhận tàu ngầm sẽ được ký kết vào cuối tháng 1 năm sau tại căn cứ Lữ đoàn tàu ngầm 189, quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa, Việt Nam). Trong ảnh là tàu vận tải chuyên dụng đang chở một chiếc tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Trung Quốc.