Có thể nói, nếu so thiết kế buồng lái các dòng máy bay ném bom chiến lược trên thế giới thì Tu-22M3 xứng đáng chiếm ngôi vị nhất bảng về sự quái dị. Theo đó, chiếc máy bay ném bom nhanh thứ 2 thế giới này được thiết kế với cửa mở buồng lái như của máy bay chiến đấu chiến thuật thay vì thiết kế cửa nhỏ trên thân để cả phi hành đoàn “chui” vào.Trong ảnh là phần nắp buồng lái khổng lồ của máy bay ném bom Tu-22M3.Phi hành đoàn Tu-22M3 gồm có 4 người. Trong ảnh là vị trí của hai thành viên quan trọng nhất: Phi công chính – cơ trưởng và phi công phụ - cơ phó với hệ thống bảng điều khiển chi chít đồng hồ và nút bấm.Hệ thống cần tăng tốc, phanh đặt ở giữa ghế ngồi cơ trưởng – cơ phó Tu-22M3.Đây là chỗ ngồi của cơ phó máy bay ném bom Tu-22M3.Vị trí ngồi của hoa tiêu và sĩ quan kiểm soát vũ khí trên Tu-22M3 cũng rất đặc biệt. Mỗi người có một cửa riêng trên thân máy bay, vị trí nằm ngay sau cửa buồng lái.Bảng điều khiển của sĩ quan hoa tiêu tác chiến với các màn hình radar lớn, nhỏ.Thiết bị màn hình hiển thị có vẻ là loại đen trắng.Cửa còn lại của sĩ quan hoa tiêu – tác chiến (kiểm soát vũ khí).Người này toàn quyền sinh sát với kho vũ khí khổng lồ trên máy bay ném bom Tu-22M3.Trên Tu-22M3 vẫn còn tồn tại tháp pháo đuôi như Tu-95MS nhưng được điều khiển từ xa (từ buồng lái sĩ quan hoa tiêu - tác chiến) thay vì cần có một người điều khiển. Tháp pháo này lắp cụm pháo GSh-23 nòng kép có tốc độ bắn khoảng 3.400-3.600 phát/phút.Với hai động cơ phản lực NK-25, Tu-22M3 đạt tốc độ tối đa đến 2.303km/h (Mach 1,88), đưa nó trở thành máy bay ném bom chiến lược nhanh thứ 2 trên thế giới. Còn ngôi vị số 1 thuộc về máy bay ném bom siêu thanh Tu-160 - "anh em" của Tu-22M3. Máy bay ném bom siêu âm B-1B Lancer của Mỹ chỉ lấy được vị trí số 3 với tốc độ Mach 1,2.
Có thể nói, nếu so thiết kế buồng lái các dòng máy bay ném bom chiến lược trên thế giới thì Tu-22M3 xứng đáng chiếm ngôi vị nhất bảng về sự quái dị. Theo đó, chiếc máy bay ném bom nhanh thứ 2 thế giới này được thiết kế với cửa mở buồng lái như của máy bay chiến đấu chiến thuật thay vì thiết kế cửa nhỏ trên thân để cả phi hành đoàn “chui” vào.
Trong ảnh là phần nắp buồng lái khổng lồ của máy bay ném bom Tu-22M3.
Phi hành đoàn Tu-22M3 gồm có 4 người. Trong ảnh là vị trí của hai thành viên quan trọng nhất: Phi công chính – cơ trưởng và phi công phụ - cơ phó với hệ thống bảng điều khiển chi chít đồng hồ và nút bấm.
Hệ thống cần tăng tốc, phanh đặt ở giữa ghế ngồi cơ trưởng – cơ phó Tu-22M3.
Đây là chỗ ngồi của cơ phó máy bay ném bom Tu-22M3.
Vị trí ngồi của hoa tiêu và sĩ quan kiểm soát vũ khí trên Tu-22M3 cũng rất đặc biệt. Mỗi người có một cửa riêng trên thân máy bay, vị trí nằm ngay sau cửa buồng lái.
Bảng điều khiển của sĩ quan hoa tiêu tác chiến với các màn hình radar lớn, nhỏ.
Thiết bị màn hình hiển thị có vẻ là loại đen trắng.
Cửa còn lại của sĩ quan hoa tiêu – tác chiến (kiểm soát vũ khí).
Người này toàn quyền sinh sát với kho vũ khí khổng lồ trên máy bay ném bom Tu-22M3.
Trên Tu-22M3 vẫn còn tồn tại tháp pháo đuôi như Tu-95MS nhưng được điều khiển từ xa (từ buồng lái sĩ quan hoa tiêu - tác chiến) thay vì cần có một người điều khiển. Tháp pháo này lắp cụm pháo GSh-23 nòng kép có tốc độ bắn khoảng 3.400-3.600 phát/phút.
Với hai động cơ phản lực NK-25, Tu-22M3 đạt tốc độ tối đa đến 2.303km/h (Mach 1,88), đưa nó trở thành máy bay ném bom chiến lược nhanh thứ 2 trên thế giới. Còn ngôi vị số 1 thuộc về máy bay ném bom siêu thanh Tu-160 - "anh em" của Tu-22M3. Máy bay ném bom siêu âm B-1B Lancer của Mỹ chỉ lấy được vị trí số 3 với tốc độ Mach 1,2.