Tu-95MS là máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt lớn nhất thế giới hiện nay và là duy nhất trên thế giới còn hoạt động tới ngày nay. Mỗi chiếc máy bay ném bom Tu-95MS có chiều dài đến 46,2m, sải cánh đến 50,1m, trọng lượng cất cánh tối đa (mang đủ nhiên liệu và vũ khí) lên tới 188 tấn. Để vận hành "con quái vật này", cần tới phi hành đoàn 7 người.Đầu tiên và chắc chắn máy bay nào cũng phải có là hai phi công (chính-phụ) điều khiển Tu-95MS bay hàng nghìn km. Chuyến bay thành công hay không sẽ phải phụ thuộc lớn vào hai người này. Ảnh: Cabin lái Tu-95MS.Ra đời từ những năm 1950, dù là có trải qua nâng cấp, tuy nhiên buồng lái Tu-95MS vẫn khá đơn giản, thiếu tiện nghi, chủ yếu gồm toàn đồng hồ và chi chít nút bấm thay vì các màn hình LCD màu.Đây là vị trí của phi công chính – cơ trưởng Tu-95MS.Chỗ ngồi của phi công phụ - cơ phó.. Chỗ ngồi của sĩ quan vận hành hệ thống thông tin liên lạc trên máy bay Tu-95MS.Chỗ ngồi của kỹ sư - phụ trách vấn đề kĩ thuật trong suốt chuyến bay của Tu-95MS. Anh ta được trang bị bảng điều khiển chi chít đồng hồ và dãy nút bấm. Để nắm được mọi thông số một cách nhanh nhất trên bảng điều khiển này thật không hề đơn giản.Chỗ ngồi của sĩ quan hoa tiêu - dẫn đường.Trong một chuyến bay có thể có một hoặc hai hoa tiêu tùy nhiệm vụ huấn luyện hay chiến đấu. Chính vì thế, phi hành đoàn của Tu-95MS có thể có lúc chỉ cần 6 người. Ảnh: Chỗ ngồi của sĩ quan hoa tiêu kiêm vận hành hệ thống tác chiến điện tử trên Tu-95MS.Trong phi hành đoàn 7 người, duy nhất một người ngồi tách biệt với 6 người còn lại. Đó là pháo thủ điều khiển hệ thống phòng thủ đuôi máy bay. Ảnh: Đuôi Tu-95 với cabin nhỏ, lắp tổ hợp pháo tự động 23mm AM-23. Loại vũ khí này được thiết kế để đối phó với máy bay tiêm kích bám đuôi. Dù vậy, trong thời đại tên lửa thì thứ vũ khí này là quá thừa thãi, nó bị rút bỏ từ lâu trên máy bay ném bom B-52. Nhưng các máy bay ném bom Nga như Tu-95MS hay máy bay vận tải Il-76MD thì pháo đuôi vẫn được giữ lại.
Tu-95MS là máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt lớn nhất thế giới hiện nay và là duy nhất trên thế giới còn hoạt động tới ngày nay. Mỗi chiếc máy bay ném bom Tu-95MS có chiều dài đến 46,2m, sải cánh đến 50,1m, trọng lượng cất cánh tối đa (mang đủ nhiên liệu và vũ khí) lên tới 188 tấn. Để vận hành "con quái vật này", cần tới phi hành đoàn 7 người.
Đầu tiên và chắc chắn máy bay nào cũng phải có là hai phi công (chính-phụ) điều khiển Tu-95MS bay hàng nghìn km. Chuyến bay thành công hay không sẽ phải phụ thuộc lớn vào hai người này. Ảnh: Cabin lái Tu-95MS.
Ra đời từ những năm 1950, dù là có trải qua nâng cấp, tuy nhiên buồng lái Tu-95MS vẫn khá đơn giản, thiếu tiện nghi, chủ yếu gồm toàn đồng hồ và chi chít nút bấm thay vì các màn hình LCD màu.
Đây là vị trí của phi công chính – cơ trưởng Tu-95MS.
Chỗ ngồi của phi công phụ - cơ phó.
. Chỗ ngồi của sĩ quan vận hành hệ thống thông tin liên lạc trên máy bay Tu-95MS.
Chỗ ngồi của kỹ sư - phụ trách vấn đề kĩ thuật trong suốt chuyến bay của Tu-95MS. Anh ta được trang bị bảng điều khiển chi chít đồng hồ và dãy nút bấm. Để nắm được mọi thông số một cách nhanh nhất trên bảng điều khiển này thật không hề đơn giản.
Chỗ ngồi của sĩ quan hoa tiêu - dẫn đường.
Trong một chuyến bay có thể có một hoặc hai hoa tiêu tùy nhiệm vụ huấn luyện hay chiến đấu. Chính vì thế, phi hành đoàn của Tu-95MS có thể có lúc chỉ cần 6 người. Ảnh: Chỗ ngồi của sĩ quan hoa tiêu kiêm vận hành hệ thống tác chiến điện tử trên Tu-95MS.
Trong phi hành đoàn 7 người, duy nhất một người ngồi tách biệt với 6 người còn lại. Đó là pháo thủ điều khiển hệ thống phòng thủ đuôi máy bay. Ảnh: Đuôi Tu-95 với cabin nhỏ, lắp tổ hợp pháo tự động 23mm AM-23. Loại vũ khí này được thiết kế để đối phó với máy bay tiêm kích bám đuôi. Dù vậy, trong thời đại tên lửa thì thứ vũ khí này là quá thừa thãi, nó bị rút bỏ từ lâu trên máy bay ném bom B-52. Nhưng các máy bay ném bom Nga như Tu-95MS hay máy bay vận tải Il-76MD thì pháo đuôi vẫn được giữ lại.