Mạng Sina mới đây đăng tải chùm ảnh gây bất ngờ được giới thiệu là phiên bản mới của dòng tiêm kích đa năng Thành Đô J-10 – định danh là J-10C.Đáng chú ý là phiên bản tiêm kích J-10C này có hình dáng giống hệt với mẫu J-10B đang được bay thử nghiệm.Các nguồn tin không chính thức ít ỏi cho biết, phiên bản tiêm kích đa năng J-10C so với J-10B và J-10A khác biệt ở chỗ, nó được trang bị động cơ phản lực nội địa FWS-10B mạnh hơn Thái Hành FWS-10. Đặc biệt, động cơ mới tích hợp hệ thống kiểm soát điện tử kỹ thuật số toàn phần.Một số nhà phân tích khác thì cho rằng, J-10C là phiên bản cải tiến hơn từ J-10B vốn đã bị ngừng sản xuất. Chúng được nâng cấp hệ thống điện tử, động cơ nội địa cải tiến trong khi các phần khác thì tương tự J-10B.Về vũ khí, khả năng cao tiêm kích J-10C sẽ hướng tới sự đa nhiệm nhưng khả năng chiếm ưu thế trên không vẫn được đầu tư. Đã xuất hiện hình ảnh J-10C bay thử nghiệm với tên lửa không đối không tầm trung PL-10 có tầm phóng tới 60km, trang bị đầu dẫn radar chủ động.J-10C được thiết kế cửa hút không khí khuếch tán siêu âm DSI được đánh giá là ưu việt hơn hẳn J-10A, trang bị radar mạng pha chủ động đa năng cùng cảm biến IRST và hệ thống tác chiến điện tử tối tân.Ảnh phiên bản J-10C bay thử nghiệm.Hiện Không quân Trung Quốc có trong biên chế 240 chiếc J-10A còn Hải quân có 24 chiếc. Phiên bản đầu tiên này có một nhược điểm là cửa hút không khí gắn vào thân chính bằng thanh kim loại nhỏ khiến độ ổn định khi bay tốc độ cao là không đáng tin cậy. Ngoài ra động cơ AL-31FN do Nga sản xuất cho J-10A được đánh giá là hay gặp sự cố. Ít nhất đã có một vụ tai nạn mà Trung Quốc thừa nhận là do lỗi động cơ AL-31FN.Theo báo chí phương Tây, kể từ khi đưa vào phục vụ tới nay, có khoảng 17 sự cố đã xảy ra với tiêm kích J-10. Gần đây nhất là vào ngày 1/10/2016, một chiếc J-10 thuộc Sư đoàn không quân 24 đã gặp nạn khi chim chui vào động cơ.
Mạng Sina mới đây đăng tải chùm ảnh gây bất ngờ được giới thiệu là phiên bản mới của dòng tiêm kích đa năng Thành Đô J-10 – định danh là J-10C.
Đáng chú ý là phiên bản tiêm kích J-10C này có hình dáng giống hệt với mẫu J-10B đang được bay thử nghiệm.
Các nguồn tin không chính thức ít ỏi cho biết, phiên bản tiêm kích đa năng J-10C so với J-10B và J-10A khác biệt ở chỗ, nó được trang bị động cơ phản lực nội địa FWS-10B mạnh hơn Thái Hành FWS-10. Đặc biệt, động cơ mới tích hợp hệ thống kiểm soát điện tử kỹ thuật số toàn phần.
Một số nhà phân tích khác thì cho rằng, J-10C là phiên bản cải tiến hơn từ J-10B vốn đã bị ngừng sản xuất. Chúng được nâng cấp hệ thống điện tử, động cơ nội địa cải tiến trong khi các phần khác thì tương tự J-10B.
Về vũ khí, khả năng cao tiêm kích J-10C sẽ hướng tới sự đa nhiệm nhưng khả năng chiếm ưu thế trên không vẫn được đầu tư. Đã xuất hiện hình ảnh J-10C bay thử nghiệm với tên lửa không đối không tầm trung PL-10 có tầm phóng tới 60km, trang bị đầu dẫn radar chủ động.
J-10C được thiết kế cửa hút không khí khuếch tán siêu âm DSI được đánh giá là ưu việt hơn hẳn J-10A, trang bị radar mạng pha chủ động đa năng cùng cảm biến IRST và hệ thống tác chiến điện tử tối tân.
Ảnh phiên bản J-10C bay thử nghiệm.
Hiện Không quân Trung Quốc có trong biên chế 240 chiếc J-10A còn Hải quân có 24 chiếc. Phiên bản đầu tiên này có một nhược điểm là cửa hút không khí gắn vào thân chính bằng thanh kim loại nhỏ khiến độ ổn định khi bay tốc độ cao là không đáng tin cậy. Ngoài ra động cơ AL-31FN do Nga sản xuất cho J-10A được đánh giá là hay gặp sự cố. Ít nhất đã có một vụ tai nạn mà Trung Quốc thừa nhận là do lỗi động cơ AL-31FN.
Theo báo chí phương Tây, kể từ khi đưa vào phục vụ tới nay, có khoảng 17 sự cố đã xảy ra với tiêm kích J-10. Gần đây nhất là vào ngày 1/10/2016, một chiếc J-10 thuộc Sư đoàn không quân 24 đã gặp nạn khi chim chui vào động cơ.