Theo The Aviationist.com, hôm 28/3/2016 các chiến đấu cơ F-22 Raptor thuộc Phi đội bay 90 của Không quân Mỹ đã cất cánh ngay trong đêm từ căn cứ Elmendorf-Richardson ở Alaska để triển khai tới Tiểu vương quốc Arab thống nhất nhằm triển khai lực lượng tấn công quân khủng bố IS ở Trung Đông. (Nguồn: The Aviationist)Phi đội F-22 Raptor lần này được triển khai nhằm thay thế cho đội F-22 Raptor từ căn cứ Hawaii được điều tới UAE chống IS vào tháng 10 năm ngoái. (Nguồn: The Aviationist)Hỗ trợ chuyến bay có các máy bay tiếp dầu KC-10 cùng các nhân lực và hàng hóa. Tất cả sẽ đáp xuống sân bay Al Dhafra để nhận nhiệm vụ cho đội F-22 Raptor từ Hawaii trở về quê nhà. (Nguồn: The Aviationist)Mặc dù được triển khai chống IS ròng rã suốt nửa năm, nhưng Raptor lại ít khi tham gia các chuyến bay không kích như những máy bay có người lái và không người lái của Mỹ ở Syria và Iraq. (Nguồn: The Aviationist)Theo thống kê của Bộ chỉ huy Trung tâm không quân Mỹ (AFCENT), F-22 chỉ chiếm có 2% các chuyến không kích và 2% số lượng vũ khí được phóng ra tấn công vào các mục tiêu của IS. (Nguồn: The Aviationist)Tuy nhiên, có vẻ như tiêm kích F-22 Raptor vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống IS. Bởi vì loại tiêm kích này có các cảm biến tiên tiến, chẳng hạn như loại radar điện tử chủ động AESA, có thể thu thập các chi tiết có giá trị về mục tiêu của kẻ địch, sau đó chia sẻ hình ảnh cho các máy bay khác tấn công, cũng như các trạm điều khiển và chỉ huy, các máy bay cảnh báo sớm, và còn hộ tống cả những máy bay có người lái hay không người lái tấn công mục tiêu. (Nguồn: The Aviationist)F-22 Raptor sẽ tiếp tục tham gia yểm trợ cho các cuộc không kích IS do lực lượng F-16 của Không quân hoàng gia Jordan thực hiện nhằm trả đũa cho vụ phi công Maaz al-Kassasbeh bị bắt và thiêu sống vào hồi cuối năm 2014. Yểm trợ và do thám mục tiêu dường như là nhiệm vụ chính của F-22 Raptor. Cho nên hiếm khi thấy tiêm kích này tấn công các mục tiêu bằng các vũ khí dẫn đường chính xác như loại bom GB-32 JDAMS hoặc loại bom nhỏ hơn GBU-39. (Nguồn: The Aviationist).
Theo The Aviationist.com, hôm 28/3/2016 các chiến đấu cơ F-22 Raptor thuộc Phi đội bay 90 của Không quân Mỹ đã cất cánh ngay trong đêm từ căn cứ Elmendorf-Richardson ở Alaska để triển khai tới Tiểu vương quốc Arab thống nhất nhằm triển khai lực lượng tấn công quân khủng bố IS ở Trung Đông. (Nguồn: The Aviationist)
Phi đội F-22 Raptor lần này được triển khai nhằm thay thế cho đội F-22 Raptor từ căn cứ Hawaii được điều tới UAE chống IS vào tháng 10 năm ngoái. (Nguồn: The Aviationist)
Hỗ trợ chuyến bay có các máy bay tiếp dầu KC-10 cùng các nhân lực và hàng hóa. Tất cả sẽ đáp xuống sân bay Al Dhafra để nhận nhiệm vụ cho đội F-22 Raptor từ Hawaii trở về quê nhà. (Nguồn: The Aviationist)
Mặc dù được triển khai chống IS ròng rã suốt nửa năm, nhưng Raptor lại ít khi tham gia các chuyến bay không kích như những máy bay có người lái và không người lái của Mỹ ở Syria và Iraq. (Nguồn: The Aviationist)
Theo thống kê của Bộ chỉ huy Trung tâm không quân Mỹ (AFCENT), F-22 chỉ chiếm có 2% các chuyến không kích và 2% số lượng vũ khí được phóng ra tấn công vào các mục tiêu của IS. (Nguồn: The Aviationist)
Tuy nhiên, có vẻ như tiêm kích F-22 Raptor vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống IS. Bởi vì loại tiêm kích này có các cảm biến tiên tiến, chẳng hạn như loại radar điện tử chủ động AESA, có thể thu thập các chi tiết có giá trị về mục tiêu của kẻ địch, sau đó chia sẻ hình ảnh cho các máy bay khác tấn công, cũng như các trạm điều khiển và chỉ huy, các máy bay cảnh báo sớm, và còn hộ tống cả những máy bay có người lái hay không người lái tấn công mục tiêu. (Nguồn: The Aviationist)
F-22 Raptor sẽ tiếp tục tham gia yểm trợ cho các cuộc không kích IS do lực lượng F-16 của Không quân hoàng gia Jordan thực hiện nhằm trả đũa cho vụ phi công Maaz al-Kassasbeh bị bắt và thiêu sống vào hồi cuối năm 2014. Yểm trợ và do thám mục tiêu dường như là nhiệm vụ chính của F-22 Raptor. Cho nên hiếm khi thấy tiêm kích này tấn công các mục tiêu bằng các vũ khí dẫn đường chính xác như loại bom GB-32 JDAMS hoặc loại bom nhỏ hơn GBU-39. (Nguồn: The Aviationist).