Ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ, còn lại hầu hết lực lượng tàu đổ bộ các nước châu Á không được giới quân sự quan tâm nhiều. Thế nhưng thật bất ngờ khi các quốc gia này đang sở hữu một đội tàu đổ bộ khá hùng mạnh và hiện đại khiến nhiều nước phải dè chừng. Ảnh: ROKS Dokdo (LPH 6111) của Hàn Quốc được coi là tàu đổ bộ tấn công số 1 châu Á hiện nay, có sức mạnh vượt trội Type 071 của Trung Quốc hay thậm chí là Hyuga và Izumo của Nhật Bản.Với lượng giãn nước đầy tải 18.800 tấn, đây chính là tàu chiến mặt nước lớn nhất của Hải quân Hàn Quốc.Dokdo có chiều dài 179 m, rộng 31 m, tốc độ tối đa 23 hải lý/giờ (43 km/h), tốc độ hành trình 18 hải lý/h (33 km/h). Vũ khí trang bị gồm 2 pháo phòng thủ tầm cực gần Goalkeeper CIWS và 1 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-116 Rolling Airframe. Tàu có khả năng mang theo 15 trực thăng UH-60 Black Hawk hoặc 10 trực thăng SH-60F Ocean Hawk.RSS ENDURANCE là loại tàu đổ bộ lớn và hiện đại nhất của Hải quân Singapore với chiều dài 141m, rộng 21m, tốc độ lớn nhất 15 hải lý/giờ (27,7km/h). Trong ảnh là RSS ENDURANCE cập cảng Cam Ranh vào ngày 17/3/2016 trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị Việt Nam vừa qua.ENDURANCE có khả năng vận chuyển 4 xuồng đổ bộ chở quân dài 13m, 2 xuồng đổ bộ chở vật tư dài 25m, 18 xe tăng, 20 xe vận tải và 350-500 binh sĩ và 2 trực thăng AS 332M Super Puma. Vũ khí trang bị gồm tổ hợp tên lửa phòng không Mistrals Simbad, 01 pháo 76mm Oto Melara, 2 pháo tự động 25mm M242 Bushmaster, 4 súng máy 12,7mm. Hiện Hải quân Singapore có 5 tàu đổ bộ thuộc loại này.Tàu đổ bộ xe tăng lớp Osumi của Nhật Bản ra đời từ ý tưởng chế tạo một kiểu tàu sân bay trực thăng cỡ nhỏ làm nhiệm vụ phòng thủ và quét mìn. Tàu có chiều dài 178m, rộng 25,8m, lượng dãn nước đủ tải 14.000 tấn, tốc độ lớn nhất 22 hải lý/giờ (40,7km/h), kíp thủy thủ 138 người.Tàu có khả năng vận chuyển 330 binh sĩ, 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC, 16 trực thăng vận tải CH-47 Chinook, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực Type 90 hoặc 1.400 tấn hàng hóa. Vũ khí trang bị gồm 2 pháo 20mm CIWS Phalanx, 2 súng máy 12,7mm M2. Hiện Nhật Bản có 3 tàu đổ bộ loại này.Tàu đổ bộ lớp Makassar của Indonesia là lớp tàu đổ bộ do Hàn Quốc thiết kế và chế tạo theo hợp đồng trị giá 150 triệu USD ký với Hải quân Indonesia. Tàu có lượng dãn nước 7.300 tấn, chiều dài 122m, rộng 22m, tốc độ lớn nhất 16 hải lý/giờ (29km/h), tầm hoạt động 10.000 hải lý (18.0000km), kíp thủy thủ 126 người. Makassar có khả năng vận chuyển 518 binh sĩ, 40 xe bọc thép chiến đấu, 2 xuồng đổ bộ. Vũ khí trang bị bao gồm 01 pháo 40mm Bofors, 02 pháo 20mm Oerlikon, 2 hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Mistral Simbad.
Ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ, còn lại hầu hết lực lượng tàu đổ bộ các nước châu Á không được giới quân sự quan tâm nhiều. Thế nhưng thật bất ngờ khi các quốc gia này đang sở hữu một đội tàu đổ bộ khá hùng mạnh và hiện đại khiến nhiều nước phải dè chừng. Ảnh: ROKS Dokdo (LPH 6111) của Hàn Quốc được coi là tàu đổ bộ tấn công số 1 châu Á hiện nay, có sức mạnh vượt trội Type 071 của Trung Quốc hay thậm chí là Hyuga và Izumo của Nhật Bản.Với lượng giãn nước đầy tải 18.800 tấn, đây chính là tàu chiến mặt nước lớn nhất của Hải quân Hàn Quốc.
Dokdo có chiều dài 179 m, rộng 31 m, tốc độ tối đa 23 hải lý/giờ (43 km/h), tốc độ hành trình 18 hải lý/h (33 km/h). Vũ khí trang bị gồm 2 pháo phòng thủ tầm cực gần Goalkeeper CIWS và 1 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-116 Rolling Airframe. Tàu có khả năng mang theo 15 trực thăng UH-60 Black Hawk hoặc 10 trực thăng SH-60F Ocean Hawk.
RSS ENDURANCE là loại tàu đổ bộ lớn và hiện đại nhất của Hải quân Singapore với chiều dài 141m, rộng 21m, tốc độ lớn nhất 15 hải lý/giờ (27,7km/h). Trong ảnh là RSS ENDURANCE cập cảng Cam Ranh vào ngày 17/3/2016 trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị Việt Nam vừa qua.
ENDURANCE có khả năng vận chuyển 4 xuồng đổ bộ chở quân dài 13m, 2 xuồng đổ bộ chở vật tư dài 25m, 18 xe tăng, 20 xe vận tải và 350-500 binh sĩ và 2 trực thăng AS 332M Super Puma. Vũ khí trang bị gồm tổ hợp tên lửa phòng không Mistrals Simbad, 01 pháo 76mm Oto Melara, 2 pháo tự động 25mm M242 Bushmaster, 4 súng máy 12,7mm. Hiện Hải quân Singapore có 5 tàu đổ bộ thuộc loại này.
Tàu đổ bộ xe tăng lớp Osumi của Nhật Bản ra đời từ ý tưởng chế tạo một kiểu tàu sân bay trực thăng cỡ nhỏ làm nhiệm vụ phòng thủ và quét mìn. Tàu có chiều dài 178m, rộng 25,8m, lượng dãn nước đủ tải 14.000 tấn, tốc độ lớn nhất 22 hải lý/giờ (40,7km/h), kíp thủy thủ 138 người.
Tàu có khả năng vận chuyển 330 binh sĩ, 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC, 16 trực thăng vận tải CH-47 Chinook, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực Type 90 hoặc 1.400 tấn hàng hóa. Vũ khí trang bị gồm 2 pháo 20mm CIWS Phalanx, 2 súng máy 12,7mm M2. Hiện Nhật Bản có 3 tàu đổ bộ loại này.
Tàu đổ bộ lớp Makassar của Indonesia là lớp tàu đổ bộ do Hàn Quốc thiết kế và chế tạo theo hợp đồng trị giá 150 triệu USD ký với Hải quân Indonesia. Tàu có lượng dãn nước 7.300 tấn, chiều dài 122m, rộng 22m, tốc độ lớn nhất 16 hải lý/giờ (29km/h), tầm hoạt động 10.000 hải lý (18.0000km), kíp thủy thủ 126 người.
Makassar có khả năng vận chuyển 518 binh sĩ, 40 xe bọc thép chiến đấu, 2 xuồng đổ bộ. Vũ khí trang bị bao gồm 01 pháo 40mm Bofors, 02 pháo 20mm Oerlikon, 2 hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Mistral Simbad.