Ngày 3/12, biên đội tàu Hải quân Hàn Quốc gồm tàu khu trục ROKS Choi Young (số hiệu DDH-981) và tàu hậu cần ROKS Cheon Ji (số hiệu AOE-57), do Chuẩn Đô đốc Jungsoo Chun, Chỉ huy trưởng nhóm huấn luyện trên biển, làm trưởng đoàn cùng 650 thủy thủ đoàn đã cập cảng TP Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến thăm 4 ngày tại TP Hồ Chí Minh.
Trong thời gian ở thăm TP HCM, các sĩ quan chỉ huy và thủy thủ tàu sẽ đến đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, chào xã giao lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Vùng 2 Hải quân và tham quan một số địa danh, thắng cảnh của Thành phố. Trong chuyến thăm, thủy thủ hai tàu sẽ thi đấu giao hữu bóng chuyền với học viên Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân, thăm làng trẻ em SOS. Ngoài ra, ban nhạc của tàu sẽ biểu diễn tại Trường Quốc tế Hàn Quốc và Trung tâm Thương mại Lotte. Ảnh: QĐND
Trong ảnh, tàu khu trục tên lửa ROKS Choi Young tại cảng TP HCM. Điều đặc biệt là trên tàu này hiện có 1 học viên Việt Nam đang học tập và tham gia chương trình huấn luyện hải quân trên tàu. Chuẩn Đô đốc Jungsoo Chun mong muốn sẽ có thêm nhiều học viên Việt Nam học tập và huấn luyện tại Hàn Quốc trong thời gian tới. Ảnh: QĐND
Cùng đi với tàu Choi Young là tàu tiếp tế chiến đấu tốc độ nhanh ROKS Cheon Ji có lượng giãn nước lên tới 9.113 tấn, dài 134m, rộng 18m, độ mớn nước 8,5m. Ảnh: QĐND
ROKS Choi Young (DDH-981) là chiếc thứ 6 và cũng là cuối cùng thuộc lớp tàu khu trục đa năng Chungmugong Yi Sun-sin do các công ty đóng tàu Hyundai và Daewoo đóng mới cho Hải quân Hàn Quốc. ROKS Choi Young được hạ thủy ngày 20/10/2006, chính thức biên chế ngày 4/9/2008.
Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 5.520 tấn, dài 150m, rộng 17,4m, mớn nước 9,5m, thủy thủ đoàn lên tới 200 người. Tàu được trang bị hệ động lực kết hợp diesel và tuốc bin khí cho tốc độ tối đa tới 30 hải lý/h, tầm hoạt động hơn 10.000km. Trong ảnh là chiếc thứ 2 thuộc lớp Chungmugong Yi Sunsin mang tên Munmu vĩ đại (DDH-976) cùng loại với Choi Young (DDH-981).
Các tàu khu trục lớp Chungmugong Yi Sun-sin được trang bị hệ thống vũ khí cực kỳ hiện đại do Mỹ và cả Hàn Quốc trực tiếp sản xuất. Mạnh mẽ và nguy hiểm nhất là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao SM-2 Block IIIA (32 đạn tên lửa chứa trong bệ phóng đứng Mk41) đạt tầm phóng 74-167km, độ cao hạ mục tiêu 24,4km, dùng hệ dẫn kết hợp quán tính và radar bán chủ động.
Các loại vũ khí khác có hệ thống pháo hải quân hạng nặng Mk45 127mm có thể hạ mục tiêu mặt nước và cả trên không.
Một hệ thống phòng không điểm RIM-116 RAM (một bệ với 21 ống phóng) có thể hạ mục tiêu tên lửa hành trình, máy bay ở cự ly 9km.
Bên cạnh RAM, lớp tàu này còn có một hệ thống phòng thủ điểm Goalkeeper (Hà Lan phát triển) được trang bị pháo cao tốc 7 nòng cỡ 30mm cho tốc độ bắn 4.200 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 350-1.500 hoặc 2.000m tùy loại đạn. Loại vũ khí này rất hữu hiệu khi chống mục tiêu cơ động cao như tên lửa hành trình, UAV.
Vũ khí diệt hạm chủ lực là 8 tên lửa chống tàu tốc độ bay cận âm RGM-84 Harpoon có tầm bắn hơn 130km.
Năng lực chống ngầm của lớp Chungmugong Yi Sun-sin cũng rất đáng gờm với 2 bệ ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ 324mm và đặc biệt là có thể có cả tên lửa chống ngầm tầm xa Hong Sang Eo (cá mập đỏ).
Ở đuôi tàu có nhà chứa và sân đáp phục vụ cho 2 trực thăng săn ngầm Super Lynx có thể mang theo các thiết bị trinh sát mặt nước và 2 ngư lôi hoặc 2 bom chìm hoặc 2 tên lửa diệt hạm tầm ngắn.
Ngày 3/12, biên đội tàu Hải quân Hàn Quốc gồm tàu khu trục ROKS Choi Young (số hiệu DDH-981) và tàu hậu cần ROKS Cheon Ji (số hiệu AOE-57), do Chuẩn Đô đốc Jungsoo Chun, Chỉ huy trưởng nhóm huấn luyện trên biển, làm trưởng đoàn cùng 650 thủy thủ đoàn đã cập cảng TP Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến thăm 4 ngày tại TP Hồ Chí Minh.
Trong thời gian ở thăm TP HCM, các sĩ quan chỉ huy và thủy thủ tàu sẽ đến đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, chào xã giao lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Vùng 2 Hải quân và tham quan một số địa danh, thắng cảnh của Thành phố. Trong chuyến thăm, thủy thủ hai tàu sẽ thi đấu giao hữu bóng chuyền với học viên Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân, thăm làng trẻ em SOS. Ngoài ra, ban nhạc của tàu sẽ biểu diễn tại Trường Quốc tế Hàn Quốc và Trung tâm Thương mại Lotte. Ảnh: QĐND
Trong ảnh, tàu khu trục tên lửa ROKS Choi Young tại cảng TP HCM. Điều đặc biệt là trên tàu này hiện có 1 học viên Việt Nam đang học tập và tham gia chương trình huấn luyện hải quân trên tàu. Chuẩn Đô đốc Jungsoo Chun mong muốn sẽ có thêm nhiều học viên Việt Nam học tập và huấn luyện tại Hàn Quốc trong thời gian tới. Ảnh: QĐND
Cùng đi với tàu Choi Young là tàu tiếp tế chiến đấu tốc độ nhanh ROKS Cheon Ji có lượng giãn nước lên tới 9.113 tấn, dài 134m, rộng 18m, độ mớn nước 8,5m. Ảnh: QĐND
ROKS Choi Young (DDH-981) là chiếc thứ 6 và cũng là cuối cùng thuộc lớp tàu khu trục đa năng Chungmugong Yi Sun-sin do các công ty đóng tàu Hyundai và Daewoo đóng mới cho Hải quân Hàn Quốc. ROKS Choi Young được hạ thủy ngày 20/10/2006, chính thức biên chế ngày 4/9/2008.
Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 5.520 tấn, dài 150m, rộng 17,4m, mớn nước 9,5m, thủy thủ đoàn lên tới 200 người. Tàu được trang bị hệ động lực kết hợp diesel và tuốc bin khí cho tốc độ tối đa tới 30 hải lý/h, tầm hoạt động hơn 10.000km. Trong ảnh là chiếc thứ 2 thuộc lớp Chungmugong Yi Sunsin mang tên Munmu vĩ đại (DDH-976) cùng loại với Choi Young (DDH-981).
Các tàu khu trục lớp Chungmugong Yi Sun-sin được trang bị hệ thống vũ khí cực kỳ hiện đại do Mỹ và cả Hàn Quốc trực tiếp sản xuất. Mạnh mẽ và nguy hiểm nhất là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao SM-2 Block IIIA (32 đạn tên lửa chứa trong bệ phóng đứng Mk41) đạt tầm phóng 74-167km, độ cao hạ mục tiêu 24,4km, dùng hệ dẫn kết hợp quán tính và radar bán chủ động.
Các loại vũ khí khác có hệ thống pháo hải quân hạng nặng Mk45 127mm có thể hạ mục tiêu mặt nước và cả trên không.
Một hệ thống phòng không điểm RIM-116 RAM (một bệ với 21 ống phóng) có thể hạ mục tiêu tên lửa hành trình, máy bay ở cự ly 9km.
Bên cạnh RAM, lớp tàu này còn có một hệ thống phòng thủ điểm Goalkeeper (Hà Lan phát triển) được trang bị pháo cao tốc 7 nòng cỡ 30mm cho tốc độ bắn 4.200 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 350-1.500 hoặc 2.000m tùy loại đạn. Loại vũ khí này rất hữu hiệu khi chống mục tiêu cơ động cao như tên lửa hành trình, UAV.
Vũ khí diệt hạm chủ lực là 8 tên lửa chống tàu tốc độ bay cận âm RGM-84 Harpoon có tầm bắn hơn 130km.
Năng lực chống ngầm của lớp Chungmugong Yi Sun-sin cũng rất đáng gờm với 2 bệ ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ 324mm và đặc biệt là có thể có cả tên lửa chống ngầm tầm xa Hong Sang Eo (cá mập đỏ).
Ở đuôi tàu có nhà chứa và sân đáp phục vụ cho 2 trực thăng săn ngầm Super Lynx có thể mang theo các thiết bị trinh sát mặt nước và 2 ngư lôi hoặc 2 bom chìm hoặc 2 tên lửa diệt hạm tầm ngắn.