Nhằm chống lại hạm đội tàu ngầm hạt nhân hùng mạnh của Mỹ, NATO trong Chiến tranh Lạnh, ngay từ những năm 1960 Liên Xô đã bắt tay vào phát triển các tàu chống ngầm cỡ lớn. Và đó là cơ sở ra đời tàu sân bay trực thăng Moskva thiết kế chuyên chống tàu ngầm. Tàu sân bay trực thăng lớp Moskva hay định danh của nhà thiết kế Liên Xô là Project 1123 Kondor được thiết kế từ đầu những năm 1960 cho nhiệm vụ chống tàu ngầm với hệ thống vũ khí và cảm biến tối ưu để đối phó các mối đe dọa tàu ngầm hạt nhân. Trong ảnh là chiếc Moskva (857) được khởi đóng ngày 15/12/1962, hạ thủy 14/1/1965, chính thức biên chế 25/12/1967.Cả hai tàu sân bay trực thăng đều được đóng tại nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Mykolaiv, Ukraine. Ảnh: Tàu sân bay trực thăng Leningrad được khởi đóng ngày 15/1/1965, hạ thủy 31/7/1968 và chính thức biên chế 2/6/1969. Tàu sân bay trực thăng lớp Moskva có lượng giãn nước toàn tải 17.500 tấn, dài 189m, rộng 23m, mớn nước 13m.Thiết kế boong tàu sân bay Moskva chia làm hai phần chính: phía trước thượng tầng trang bị các hệ thống vũ khí hạng nặng; phía sau thượng tầng làm sân bay trực thăng.Nó có khả năng chở tối đa 18 trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 hoặc loại vận tải đa năng Mi-8 với sân bay lớn thiết kế 5 điểm cất – hạ cánh sau thượng tầng tàu.Phần mặt boong này có hai thang máy để đưa trực thăng từ dưới khoang chứa lên sân bay.Loại trực thăng Ka-25 trang bị cho tàu sân bay săn ngầm của Hải quân Liên Xô thuộc hàng hiện đại bậc nhất thế giới bấy giờ. Nó có khả năng mang bom chìm chống ngầm hoặc ngư lôi dẫn đường.Tàu sân bay trực thăng nhằm tới đối tượng tác chiến là các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược Polaris của Mỹ, Hải quân Hoàng gia Anh.Cận cảnh phần thượng tầng đồ sộ của tàu sân bay trực thăng với chi chít các hệ thống radar dẫn bắn cho vũ khí, hệ thống radar giám sát...Thiết kế vũ khí tàu sân bay trực thăng Moskva gần như đã tạo thành tiêu chuẩn cho các tàu sân bay hạng trung - hạng nặng sau này của Liên Xô. Theo đó, chúng đều được trang bị vũ khí hạng nặng để chống ngầm, phòng không tầm trung -xa mà không cần phụ thuộc vào đội tàu hộ tống đi kèm. Cụ thể, tàu Moskva được trang bị hai bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung M-11 Storm.Loại tên lửa phòng không này đạt tầm phóng hạ mục tiêu ở độ cao 100m tới 25km, tầm bắn 3-30km hoặc 55km với đạn mở rộng tăng tầm. Tổng cộng trên mỗi tàu sân bay Moskva có đến 48 quả đạn loại này.Cũng như nhiều tàu chiến cỡ lớn của Hải quân Liên Xô, sau năm 1991, lần lượt cả hai “ông khổng lồ” Moskva và Leningrad đồng loạt ngừng hoạt động và bán cho nước ngoài phá dỡ lấy sắt vụn.Trong giai đoạn 1995-1997, hai tàu sân bay trực thăng lớn nhất mà Liên Xô từng chế tạo đồng loạt bị phá dỡ ở Ấn Độ và Hy Lạp.Kể từ đó tới nay, nước Nga vẫn chưa tìm kiếm được một mẫu tàu sân bay trực thăng nào. Họ đã nỗ lực mua các tàu đổ bộ Mistral từ Pháp nhưng mọi thứ đã bị ngăn cản bởi vấn đề Ukraine. Hiện nay, Nga đang cố gắng thiết kế tàu sân bay trực thăng cho riêng mình, không loại trừ khả năng họ sẽ tham khảo lại phương án Moskva.
Nhằm chống lại hạm đội tàu ngầm hạt nhân hùng mạnh của Mỹ, NATO trong Chiến tranh Lạnh, ngay từ những năm 1960 Liên Xô đã bắt tay vào phát triển các tàu chống ngầm cỡ lớn. Và đó là cơ sở ra đời tàu sân bay trực thăng Moskva thiết kế chuyên chống tàu ngầm.
Tàu sân bay trực thăng lớp Moskva hay định danh của nhà thiết kế Liên Xô là Project 1123 Kondor được thiết kế từ đầu những năm 1960 cho nhiệm vụ chống tàu ngầm với hệ thống vũ khí và cảm biến tối ưu để đối phó các mối đe dọa tàu ngầm hạt nhân. Trong ảnh là chiếc Moskva (857) được khởi đóng ngày 15/12/1962, hạ thủy 14/1/1965, chính thức biên chế 25/12/1967.
Cả hai tàu sân bay trực thăng đều được đóng tại nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Mykolaiv, Ukraine. Ảnh: Tàu sân bay trực thăng Leningrad được khởi đóng ngày 15/1/1965, hạ thủy 31/7/1968 và chính thức biên chế 2/6/1969.
Tàu sân bay trực thăng lớp Moskva có lượng giãn nước toàn tải 17.500 tấn, dài 189m, rộng 23m, mớn nước 13m.
Thiết kế boong tàu sân bay Moskva chia làm hai phần chính: phía trước thượng tầng trang bị các hệ thống vũ khí hạng nặng; phía sau thượng tầng làm sân bay trực thăng.
Nó có khả năng chở tối đa 18 trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 hoặc loại vận tải đa năng Mi-8 với sân bay lớn thiết kế 5 điểm cất – hạ cánh sau thượng tầng tàu.
Phần mặt boong này có hai thang máy để đưa trực thăng từ dưới khoang chứa lên sân bay.
Loại trực thăng Ka-25 trang bị cho tàu sân bay săn ngầm của Hải quân Liên Xô thuộc hàng hiện đại bậc nhất thế giới bấy giờ. Nó có khả năng mang bom chìm chống ngầm hoặc ngư lôi dẫn đường.
Tàu sân bay trực thăng nhằm tới đối tượng tác chiến là các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược Polaris của Mỹ, Hải quân Hoàng gia Anh.
Cận cảnh phần thượng tầng đồ sộ của tàu sân bay trực thăng với chi chít các hệ thống radar dẫn bắn cho vũ khí, hệ thống radar giám sát...
Thiết kế vũ khí tàu sân bay trực thăng Moskva gần như đã tạo thành tiêu chuẩn cho các tàu sân bay hạng trung - hạng nặng sau này của Liên Xô. Theo đó, chúng đều được trang bị vũ khí hạng nặng để chống ngầm, phòng không tầm trung -xa mà không cần phụ thuộc vào đội tàu hộ tống đi kèm. Cụ thể, tàu Moskva được trang bị hai bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung M-11 Storm.
Loại tên lửa phòng không này đạt tầm phóng hạ mục tiêu ở độ cao 100m tới 25km, tầm bắn 3-30km hoặc 55km với đạn mở rộng tăng tầm. Tổng cộng trên mỗi tàu sân bay Moskva có đến 48 quả đạn loại này.
Cũng như nhiều tàu chiến cỡ lớn của Hải quân Liên Xô, sau năm 1991, lần lượt cả hai “ông khổng lồ” Moskva và Leningrad đồng loạt ngừng hoạt động và bán cho nước ngoài phá dỡ lấy sắt vụn.
Trong giai đoạn 1995-1997, hai tàu sân bay trực thăng lớn nhất mà Liên Xô từng chế tạo đồng loạt bị phá dỡ ở Ấn Độ và Hy Lạp.
Kể từ đó tới nay, nước Nga vẫn chưa tìm kiếm được một mẫu tàu sân bay trực thăng nào. Họ đã nỗ lực mua các tàu đổ bộ Mistral từ Pháp nhưng mọi thứ đã bị ngăn cản bởi vấn đề Ukraine. Hiện nay, Nga đang cố gắng thiết kế tàu sân bay trực thăng cho riêng mình, không loại trừ khả năng họ sẽ tham khảo lại phương án Moskva.