Trong thời gian gần đây, Thời báo Hoàn Cầu đăng tải nhiều bức ảnh về các hệ thống vũ khí hiện đại của Quân đội Việt Nam (như tiêm kích Su-30, tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P, tên lửa phòng không S-300, tàu hộ vệ Gepard 3.9, tàu tên lửa nhỏ Molniya/Tarantul). Điều này thể hiện sự quan tâm lớn của báo giới Trung Quốc tới sự phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mới đây, Hoàn Cầu lại tiếp tục đăng tải thêm các hình ảnh về tàu cao tốc tên lửa Project 12418 Molniya (trong ảnh) và Project 1241RE Tarantul có trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Thời điểm bức ảnh được chụp này là khi mà tàu tên lửa Project 12418 Molniya đang trong quá trình chạy thử nghiệm tại Nga. Con tàu này thuộc hợp đồng mà Việt Nam ký với Nga mua 2 tàu tên lửa Project 12418 vào năm 2003. Hiện toàn bộ các tàu đã được chuyển giao từ lâu và hoạt động tích cực trong biên chế Lữ đoàn 162 Hải quân.
Một trong 2 chiếc tàu tên lửa Project 12418 chuẩn bị hạ thủy tại Nga vào thời điểm giữa những năm 2000.
Project 12418 Molniya được xem là một trong những chiến hạm “đáng gờm” nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tuy tàu có kích cỡ nhỏ chỉ dài 56,9m, lượng giãn nước 510 tấn nhưng hỏa lực thì đủ sức đánh chìm chiến hạm lớn hơn gấp nhiều lần. Molniya trang bị 16 đạn tên lửa chống tàu Kh-35 Uran được bố trí ở 4 bệ phóng đặt 2 bên sườn tàu. Đạn Kh-35 đạt tầm bắn tối đa 130km, xét trên lý thuyết thì mỗi quả đạn đánh chìm được chiến hạm mặt nước cỡ 5.000 tấn.
Sau một thời gian dài chuẩn bị, với sự giúp đỡ từ Nga, Việt Nam đang bắt đầu tự đóng các tàu tên lửa Project 12418 Molniya (trong ảnh là một trong 2 tàu mà ta tự đóng đã được hạ thủy). Theo nguồn tin Nga, Việt Nam dự định chế tạo 10 tàu loại này, trong số đó đã có 6 trong 10 chiếc được ký hợp đồng với phía Nga.
Ngoài các tàu tên lửa Project 12418 Molniya, hiện Hải quân Việt Nam còn có trong biên chế một số tàu tên lửa Project 1241RE Tarantul (trong ảnh). Nhìn chung, loại tàu này giống hệt về kiểu dáng và một phần vũ khí với Molniya, chủ yếu khác biệt nằm ở trang bị tên lửa chống tàu mặt nước (chỉ có 4 đạn thay vì 16 đạn). Thay vì sử dụng Kh-35, Project 1241RE Tarantul trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu mặt nước P-20 đạt tầm bắn xa đến 80km, cải tiến hệ thống dẫn đường. Trong ảnh là cán bộ kỹ thuật Hải quân Việt Nam lắp đạn tên lửa P-20 vào bệ phóng KT-138.
Trong thời gian gần đây, Thời báo Hoàn Cầu đăng tải nhiều bức ảnh về các hệ thống vũ khí hiện đại của Quân đội Việt Nam (như tiêm kích Su-30, tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P, tên lửa phòng không S-300, tàu hộ vệ Gepard 3.9, tàu tên lửa nhỏ Molniya/Tarantul). Điều này thể hiện sự quan tâm lớn của báo giới Trung Quốc tới sự phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mới đây, Hoàn Cầu lại tiếp tục đăng tải thêm các hình ảnh về tàu cao tốc tên lửa Project 12418 Molniya (trong ảnh) và Project 1241RE Tarantul có trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Thời điểm bức ảnh được chụp này là khi mà tàu tên lửa Project 12418 Molniya đang trong quá trình chạy thử nghiệm tại Nga. Con tàu này thuộc hợp đồng mà Việt Nam ký với Nga mua 2 tàu tên lửa Project 12418 vào năm 2003. Hiện toàn bộ các tàu đã được chuyển giao từ lâu và hoạt động tích cực trong biên chế Lữ đoàn 162 Hải quân.
Một trong 2 chiếc tàu tên lửa Project 12418 chuẩn bị hạ thủy tại Nga vào thời điểm giữa những năm 2000.
Project 12418 Molniya được xem là một trong những chiến hạm “đáng gờm” nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tuy tàu có kích cỡ nhỏ chỉ dài 56,9m, lượng giãn nước 510 tấn nhưng hỏa lực thì đủ sức đánh chìm chiến hạm lớn hơn gấp nhiều lần.
Molniya trang bị 16 đạn tên lửa chống tàu Kh-35 Uran được bố trí ở 4 bệ phóng đặt 2 bên sườn tàu. Đạn Kh-35 đạt tầm bắn tối đa 130km, xét trên lý thuyết thì mỗi quả đạn đánh chìm được chiến hạm mặt nước cỡ 5.000 tấn.
Sau một thời gian dài chuẩn bị, với sự giúp đỡ từ Nga, Việt Nam đang bắt đầu tự đóng các tàu tên lửa Project 12418 Molniya (trong ảnh là một trong 2 tàu mà ta tự đóng đã được hạ thủy). Theo nguồn tin Nga, Việt Nam dự định chế tạo 10 tàu loại này, trong số đó đã có 6 trong 10 chiếc được ký hợp đồng với phía Nga.
Ngoài các tàu tên lửa Project 12418 Molniya, hiện Hải quân Việt Nam còn có trong biên chế một số tàu tên lửa Project 1241RE Tarantul (trong ảnh). Nhìn chung, loại tàu này giống hệt về kiểu dáng và một phần vũ khí với Molniya, chủ yếu khác biệt nằm ở trang bị tên lửa chống tàu mặt nước (chỉ có 4 đạn thay vì 16 đạn).
Thay vì sử dụng Kh-35, Project 1241RE Tarantul trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu mặt nước P-20 đạt tầm bắn xa đến 80km, cải tiến hệ thống dẫn đường. Trong ảnh là cán bộ kỹ thuật Hải quân Việt Nam lắp đạn tên lửa P-20 vào bệ phóng KT-138.