Tuần qua, kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPTV) đã thực hiện chương trình về Đoàn 685, Vùng 4 Hải quân, điểm đặc biệt trong chương trình này là lần đầu hé mở về tên lửa “lạ” của Việt Nam. Theo trang mạng quốc phòng của Nga bmpd.livejournal cho biết, đây là loại tên lửa chính xác cao EXTRA của Israel xuất khẩu cho Việt Nam. Thực tế, từ năm 2010 đã có thông tin cho biết, Việt Nam có thể sẽ mua tên lửa EXTRA của Israel.
EXTRA là loại tên lửa có thiết bị dẫn đường (thường là GPS), tầm bắn xa 150 km, đường kính thân 300 mm, nặng 120 kg, độ chính xác cao (chỉ lệch mục tiêu trong khoảng 10 m). Loại tên lửa này thường được phóng từ giàn pháo phản lực phóng loạt Lynx, có thể bố trí 4-16 ống.
Pháo thủ khẩu đội súng cối 100mm nạp đạn vào nòng chuẩn bị khai hỏa trong khuôn khổ diễn tập khu vực phòng thủ An Giang.
Thủy thủ - sĩ quan tàu hộ vệ tên lửa HQ-011 Đinh Tiên Hoàng chào cảng trong chuyến thăm Philippines. Như vậy, sau gần một tháng vượt hàng nghìn hải lý, biên đội tàu chiến Gepard 3.9 HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành tốt đẹp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á.
Đạn tên lửa của hệ thống phòng không Type 03 Chu-SAM thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đang từ từ rời bệ phóng đứng. “Rồng lửa” Type 03 do Nhật Bản tự phát triển, không có nhiều thông tin về tính năng kĩ thuật của nó, một số nguồn tin cho rằng Type 03 có tầm bắn khoảng 50km.
Tuần qua, Triều Tiên lại khiến các chuyên gia quân sự thế giới phải “sốc” khi đăng tải các bức ảnh chứng minh rằng mẫu tiêm kích huyền thoại MiG-15 vẫn còn phục vụ trong không quân nước này. Loại máy bay này ra đời từ cách đây đã hơn nửa thế kỷ, dù rằng không còn một quốc gia nào sử dụng nhưng Triều Tiên bằng cách này hay cách khác vẫn duy trì tốt nó. Thậm chí, nó còn được điều khiển bởi các phi công nữ.
Binh lính Trung Quốc đội mũ cực lạ trong cuộc tập trận bắn đạn thật. Không hiểu vì sao chiếc mũ lại phun khói màu, mục đích để làm gì?
Sau khi công khai không lâu, tuần qua truyền thông Trung Quốc đăng tải các hình ảnh cho thấy nước này bắt đầu thử nghiệm trên thực địa tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai thế hệ mới HJ-12 được cho là sao chép mẫu tên lửa Javelin của Mỹ. Thực vậy, kết cấu tổ hợp, tư thế chuẩn bị bắn của HJ-12 giống hết thao tác với Javelin.
Hình ảnh chứng minh rằng khả năng cao là Iran đã viện trợ cho quân chính phủ Syria loại UAV Shahed-129. Trong ảnh là chiếc UAV có hình dạng giống hệt Shahed-129 ở phía Nam thành phố Aleppo. Đáng lưu ý, Shahed-129 có khả năng mang được bom, tên lửa cỡ nhỏ.
Binh lính Israel trong bài tập leo núi mang tính đồng đội rất cao.
Su-30MK2 của Không quân Venezuela trong một cuộc diễn tập mang đầy đủ vũ khí gồm: 4 đạn đối không tầm ngắn R-73E; 2 đạn đối không tầm trung R-27 (treo dưới 2 ống hút không khí động cơ); 2 đạn đối không tầm xa R-77 (treo dọc dưới bụng); 4 bom và 2 tên lửa diệt hạm Kh-31A.
Hình ảnh tuyệt đẹp chụp từ trên chiếu xuống lưng chiếc máy bay vận tải động cơ tuốc bin cánh quạt lớn nhất thế giới An-22 của Không quân Nga.
Tiếp tục là hình ảnh đẹp trong tuần về chiếc tàu hộ vệ hiện đại nhất Hải quân Nga Đô đốc Gorshkov đang chạy thử nghiệm trên biển.
Các đầu bếp trên tàu sân bay USS George Washington (CVN-73) đang chuẩn bị bữa thịt gà tây cho thủy thủ trong ngày Lễ Tạ ơn, 27/11.
Hình ảnh cho thấy Ukraine đang ráo riết khôi phục các siêu pháo tự hành cỡ nòng “khủng” nhất thế giới 2S7 Pion cỡ 203mm để đối phó với ly khai miền đông. Loại pháo này đạt tầm bắn 35km với đạn thường và lên tới 55km với đạn tăng tầm.
Tuần qua, kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPTV) đã thực hiện chương trình về Đoàn 685, Vùng 4 Hải quân, điểm đặc biệt trong chương trình này là lần đầu hé mở về tên lửa “lạ” của Việt Nam. Theo trang mạng quốc phòng của Nga bmpd.livejournal cho biết, đây là loại tên lửa chính xác cao EXTRA của Israel xuất khẩu cho Việt Nam. Thực tế, từ năm 2010 đã có thông tin cho biết, Việt Nam có thể sẽ mua tên lửa EXTRA của Israel.
EXTRA là loại tên lửa có thiết bị dẫn đường (thường là GPS), tầm bắn xa 150 km, đường kính thân 300 mm, nặng 120 kg, độ chính xác cao (chỉ lệch mục tiêu trong khoảng 10 m). Loại tên lửa này thường được phóng từ giàn pháo phản lực phóng loạt Lynx, có thể bố trí 4-16 ống.
Pháo thủ khẩu đội súng cối 100mm nạp đạn vào nòng chuẩn bị khai hỏa trong khuôn khổ diễn tập khu vực phòng thủ An Giang.
Thủy thủ - sĩ quan tàu hộ vệ tên lửa HQ-011 Đinh Tiên Hoàng chào cảng trong chuyến thăm Philippines. Như vậy, sau gần một tháng vượt hàng nghìn hải lý, biên đội tàu chiến Gepard 3.9 HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành tốt đẹp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á.
Đạn tên lửa của hệ thống phòng không Type 03 Chu-SAM thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đang từ từ rời bệ phóng đứng. “Rồng lửa” Type 03 do Nhật Bản tự phát triển, không có nhiều thông tin về tính năng kĩ thuật của nó, một số nguồn tin cho rằng Type 03 có tầm bắn khoảng 50km.
Tuần qua, Triều Tiên lại khiến các chuyên gia quân sự thế giới phải “sốc” khi đăng tải các bức ảnh chứng minh rằng mẫu tiêm kích huyền thoại MiG-15 vẫn còn phục vụ trong không quân nước này. Loại máy bay này ra đời từ cách đây đã hơn nửa thế kỷ, dù rằng không còn một quốc gia nào sử dụng nhưng Triều Tiên bằng cách này hay cách khác vẫn duy trì tốt nó. Thậm chí, nó còn được điều khiển bởi các phi công nữ.
Binh lính Trung Quốc đội mũ cực lạ trong cuộc tập trận bắn đạn thật. Không hiểu vì sao chiếc mũ lại phun khói màu, mục đích để làm gì?
Sau khi công khai không lâu, tuần qua truyền thông Trung Quốc đăng tải các hình ảnh cho thấy nước này bắt đầu thử nghiệm trên thực địa tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai thế hệ mới HJ-12 được cho là sao chép mẫu tên lửa Javelin của Mỹ. Thực vậy, kết cấu tổ hợp, tư thế chuẩn bị bắn của HJ-12 giống hết thao tác với Javelin.
Hình ảnh chứng minh rằng khả năng cao là Iran đã viện trợ cho quân chính phủ Syria loại UAV Shahed-129. Trong ảnh là chiếc UAV có hình dạng giống hệt Shahed-129 ở phía Nam thành phố Aleppo. Đáng lưu ý, Shahed-129 có khả năng mang được bom, tên lửa cỡ nhỏ.
Binh lính Israel trong bài tập leo núi mang tính đồng đội rất cao.
Su-30MK2 của Không quân Venezuela trong một cuộc diễn tập mang đầy đủ vũ khí gồm: 4 đạn đối không tầm ngắn R-73E; 2 đạn đối không tầm trung R-27 (treo dưới 2 ống hút không khí động cơ); 2 đạn đối không tầm xa R-77 (treo dọc dưới bụng); 4 bom và 2 tên lửa diệt hạm Kh-31A.
Hình ảnh tuyệt đẹp chụp từ trên chiếu xuống lưng chiếc máy bay vận tải động cơ tuốc bin cánh quạt lớn nhất thế giới An-22 của Không quân Nga.
Tiếp tục là hình ảnh đẹp trong tuần về chiếc tàu hộ vệ hiện đại nhất Hải quân Nga Đô đốc Gorshkov đang chạy thử nghiệm trên biển.
Các đầu bếp trên tàu sân bay USS George Washington (CVN-73) đang chuẩn bị bữa thịt gà tây cho thủy thủ trong ngày Lễ Tạ ơn, 27/11.
Hình ảnh cho thấy Ukraine đang ráo riết khôi phục các siêu pháo tự hành cỡ nòng “khủng” nhất thế giới 2S7 Pion cỡ 203mm để đối phó với ly khai miền đông. Loại pháo này đạt tầm bắn 35km với đạn thường và lên tới 55km với đạn tăng tầm.