Trang Flick của nhiếp ảnh gia Jose Antonio Almarza Madrera tuần qua đăng 3 bức ảnh cho thấy chiếc máy bay vận tải quân sự hạng trung C-295 đầu tiên do Airbus Defense & Space sản xuất theo đơn hàng của Không quân Nhân dân Việt Nam đã có chuyến bay thử nghiệm thành công.
Chiếc C-295 tạm thời được sơn dòng chữ màu xanh “KHÔNG QUÂN VIỆT NAM” cùng số hiệu 8901 gần buồng lái. C-295 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt cho tốc độ bay 576km/h, tầm bay tới 4.600km với tải trọng 3 tấn, hoặc 3.700km với tải trọng 6 tấn hoặc 1.300km với tải trọng tối đa 9,25 tấn.
“Tàu hộ vệ tên lửa KH-02 Ngô Quyền” trên vai người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam – đây là một trong 6 mô hình tàu chiến do các học viên Học viện Hải quân chế tạo tham gia cuộc thi do nhà trường tổ chức. Đặc biệt là các mô hình này có thể chạy và bắn được.
Xạ thủ quân đội các nước Đông Nam Á trước giờ tranh tài Giải bắn súng quân dụng Quân đội các nước ASEAN lần thứ 24 (AARM-24) tại trường bắn Miếu Môn. Tại AARM-24, các xạ thủ Việt Nam chủ yếu sử dụng súng trường tiến công FN FNC và AR-15, trong khi các nước còn lại thường dùng M16.
Trong ảnh là xạ thủ đội bắn súng quân dụng Việt Nam cầm trên tay khẩu súng trường tiến công FN FNC do Bỉ sản xuất. Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 huấn luyện cất hạ cánh trong đêm trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Ảnh: Fanpage Facebook Vnmilitaryhistory
Nhà máy đóng tàu Hải quân Myanmar hạ thủy tàu hộ vệ tàng hình hiện đại do nước này tự thiết kế chế tạo cho lực lượng Hải quân Myanmar. Việc đóng thành công liên tiếp nhiều tàu tàng hình (trước đó là 2 tàu hộ cỡ 3.000 tấn) cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của Myanmar trong lĩnh vực đóng tàu quân sự. Theo một số nguồn tin, con tàu này được trang bị hệ thống vũ khí Nga – Trung Quốc.
Xe thiết giáp cực lạ của Lục quân Hoàng gia Thái Lan trong một buổi bắn trình diễn các loại hỏa lực. Quan sát hình dạng thì khả năng đây là mẫu xe tăng mini (tankette) của Anh được sản xuất từ những năm 1920-1930, bọc giáp dày 6-9mm, trang bị súng máy 7,7mm, kíp lái 2 người. Đây có lẽ là một trong những loại vũ khí kiểu cổ còn sót lại trong bảo tàng quân sự Thái Lan được lưu giữ tốt, có thể chạy.
Quang cảnh tên lửa đạn đạo tầm trung Shaheen 1A (HatfIV) của Quân đội Pakistan phóng thử thành công hôm 17/11.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-6 của Trung Quốc bắn thử nghiệm ngay sau khi được trưng bày tại triển lãm Chu Hải (mới kết thúc hôm 16/11). HQ-6 đạt tầm bắn khoảng 18km, có thể kết hợp với pháo phòng không hình thành tổ hợp phòng không tác chiến hiệu quả ở nhiều tầm.
Xe thiết giáp lội nước AAV7 của Hải quân Hàn Quốc phóng lựu đạn khói nổ như pháo hoa trong cuộc tập trận đổ bộ ở bờ biển Pohang vào ngày 18/11.
Tiêm kích đa năng F/A-18 C/D và F-16 của không quân các nước NATO cất cánh trong cuộc tập trận.
Nhóm chiến đấu tàu sân bay Mỹ và nhóm tàu chiến Nhật Bản xếp đội hình diễu binh hoành tráng trên biển Nam Nhật Bản, ngày 19/11 trong cuộc tập trận Keen Sword 15.
Khoảnh khắc quả đạn rocket rời bệ pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad trong cuộc tập trận của Quân đội Hy Lạp.
Trang Flick của nhiếp ảnh gia Jose Antonio Almarza Madrera tuần qua đăng 3 bức ảnh cho thấy chiếc máy bay vận tải quân sự hạng trung C-295 đầu tiên do Airbus Defense & Space sản xuất theo đơn hàng của Không quân Nhân dân Việt Nam đã có chuyến bay thử nghiệm thành công.
Chiếc C-295 tạm thời được sơn dòng chữ màu xanh “KHÔNG QUÂN VIỆT NAM” cùng số hiệu 8901 gần buồng lái. C-295 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt cho tốc độ bay 576km/h, tầm bay tới 4.600km với tải trọng 3 tấn, hoặc 3.700km với tải trọng 6 tấn hoặc 1.300km với tải trọng tối đa 9,25 tấn.
“Tàu hộ vệ tên lửa KH-02 Ngô Quyền” trên vai người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam – đây là một trong 6 mô hình tàu chiến do các học viên Học viện Hải quân chế tạo tham gia cuộc thi do nhà trường tổ chức. Đặc biệt là các mô hình này có thể chạy và bắn được.
Xạ thủ quân đội các nước Đông Nam Á trước giờ tranh tài Giải bắn súng quân dụng Quân đội các nước ASEAN lần thứ 24 (AARM-24) tại trường bắn Miếu Môn. Tại AARM-24, các xạ thủ Việt Nam chủ yếu sử dụng súng trường tiến công FN FNC và AR-15, trong khi các nước còn lại thường dùng M16.
Trong ảnh là xạ thủ đội bắn súng quân dụng Việt Nam cầm trên tay khẩu súng trường tiến công FN FNC do Bỉ sản xuất.
Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 huấn luyện cất hạ cánh trong đêm trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Ảnh: Fanpage Facebook Vnmilitaryhistory
Nhà máy đóng tàu Hải quân Myanmar hạ thủy tàu hộ vệ tàng hình hiện đại do nước này tự thiết kế chế tạo cho lực lượng Hải quân Myanmar. Việc đóng thành công liên tiếp nhiều tàu tàng hình (trước đó là 2 tàu hộ cỡ 3.000 tấn) cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của Myanmar trong lĩnh vực đóng tàu quân sự. Theo một số nguồn tin, con tàu này được trang bị hệ thống vũ khí Nga – Trung Quốc.
Xe thiết giáp cực lạ của Lục quân Hoàng gia Thái Lan trong một buổi bắn trình diễn các loại hỏa lực. Quan sát hình dạng thì khả năng đây là mẫu xe tăng mini (tankette) của Anh được sản xuất từ những năm 1920-1930, bọc giáp dày 6-9mm, trang bị súng máy 7,7mm, kíp lái 2 người. Đây có lẽ là một trong những loại vũ khí kiểu cổ còn sót lại trong bảo tàng quân sự Thái Lan được lưu giữ tốt, có thể chạy.
Quang cảnh tên lửa đạn đạo tầm trung Shaheen 1A (HatfIV) của Quân đội Pakistan phóng thử thành công hôm 17/11.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-6 của Trung Quốc bắn thử nghiệm ngay sau khi được trưng bày tại triển lãm Chu Hải (mới kết thúc hôm 16/11). HQ-6 đạt tầm bắn khoảng 18km, có thể kết hợp với pháo phòng không hình thành tổ hợp phòng không tác chiến hiệu quả ở nhiều tầm.
Xe thiết giáp lội nước AAV7 của Hải quân Hàn Quốc phóng lựu đạn khói nổ như pháo hoa trong cuộc tập trận đổ bộ ở bờ biển Pohang vào ngày 18/11.
Tiêm kích đa năng F/A-18 C/D và F-16 của không quân các nước NATO cất cánh trong cuộc tập trận.
Nhóm chiến đấu tàu sân bay Mỹ và nhóm tàu chiến Nhật Bản xếp đội hình diễu binh hoành tráng trên biển Nam Nhật Bản, ngày 19/11 trong cuộc tập trận Keen Sword 15.
Khoảnh khắc quả đạn rocket rời bệ pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad trong cuộc tập trận của Quân đội Hy Lạp.