Dàn chiến đấu cơ xếp hàng dài trên một tàu sân bay Hải quân Mỹ chuẩn bị cho chiến dịch không kích trong Chiến tranh Triều Tiên.Trong ảnh là tàu sân bay USS Princenton (CV-37) chính thức mang theo 90-100 máy bay tham chiến ở Triều Tiên từ tháng 4/1952. Các máy bay xuất phát từ tàu này được ghi nhận là đã phá hủy vô số ụ pháo và cơ sở hậu cần tại Bình Nhưỡng.Trong ảnh là tiêm kích hạm động cơ phản lực F2H Banshee trên tàu sân bay Hải quân Mỹ ở Triều Tiên.F2H có thể được xem là tiêm kích hạm động cơ phản lực đầu tiên của Hải quân Mỹ được tham chiến. Nó được trang bị hai động cơ J34-WE-34 cho tốc độ tối đa 933km/h, tầm bay 2.700km, trang bị 4 pháo 20mm và mang được 8 rocket hoặc 6 bom.Dù có F2H, nhưng thời kỳ này các tàu sân bay Mỹ vẫn sử dụng rất nhiều các máy bay tiêm kích động cơ cánh quạt F4-U Corsair.Các máy bay F4-U xếp hàng, bật động cơ chuẩn bị xuất kích.Một chiếc F4-U móc cáp hãm đà hạ cánh thành công.Mỗi chiếc F4-U mang được 4 súng máy 12,7m và bom 910kg hoặc rocket 127mm.Tiêm kích hạm F4-U hạ cánh trên tàu sân bay.Cũng như F-51, F4-U trong Chiến tranh Triều Tiên chủ yếu làm nhiệm vụ tấn công mặt đất khi mà khả năng không chiến thua xa MiG-15. Dẫu vậy, nó cũng được ghi nhận là đã bắn 12 chiếc Po-2 và MiG-15.Kiểu cánh hải âu của nó được đánh giá là rất phù hợp để tấn công mặt đất.Tất nhiên F4-U cũng chịu tổn thất đáng kể. Ảnh: Xác một chiếc F4-U được trục vớt từ dưới biển.Một số ít trực thăng bắt đầu được ứng dụng trong thời chiến tranh Triều Tiên dù chủ yếu làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn. Ảnh: Chiếc trực thăng cứu hộ H-5 của Hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay.
Dàn chiến đấu cơ xếp hàng dài trên một tàu sân bay Hải quân Mỹ chuẩn bị cho chiến dịch không kích trong Chiến tranh Triều Tiên.
Trong ảnh là tàu sân bay USS Princenton (CV-37) chính thức mang theo 90-100 máy bay tham chiến ở Triều Tiên từ tháng 4/1952. Các máy bay xuất phát từ tàu này được ghi nhận là đã phá hủy vô số ụ pháo và cơ sở hậu cần tại Bình Nhưỡng.
Trong ảnh là tiêm kích hạm động cơ phản lực F2H Banshee trên tàu sân bay Hải quân Mỹ ở Triều Tiên.
F2H có thể được xem là tiêm kích hạm động cơ phản lực đầu tiên của Hải quân Mỹ được tham chiến. Nó được trang bị hai động cơ J34-WE-34 cho tốc độ tối đa 933km/h, tầm bay 2.700km, trang bị 4 pháo 20mm và mang được 8 rocket hoặc 6 bom.
Dù có F2H, nhưng thời kỳ này các tàu sân bay Mỹ vẫn sử dụng rất nhiều các máy bay tiêm kích động cơ cánh quạt F4-U Corsair.
Các máy bay F4-U xếp hàng, bật động cơ chuẩn bị xuất kích.
Một chiếc F4-U móc cáp hãm đà hạ cánh thành công.
Mỗi chiếc F4-U mang được 4 súng máy 12,7m và bom 910kg hoặc rocket 127mm.
Tiêm kích hạm F4-U hạ cánh trên tàu sân bay.
Cũng như F-51, F4-U trong Chiến tranh Triều Tiên chủ yếu làm nhiệm vụ tấn công mặt đất khi mà khả năng không chiến thua xa MiG-15. Dẫu vậy, nó cũng được ghi nhận là đã bắn 12 chiếc Po-2 và MiG-15.
Kiểu cánh hải âu của nó được đánh giá là rất phù hợp để tấn công mặt đất.
Tất nhiên F4-U cũng chịu tổn thất đáng kể. Ảnh: Xác một chiếc F4-U được trục vớt từ dưới biển.
Một số ít trực thăng bắt đầu được ứng dụng trong thời chiến tranh Triều Tiên dù chủ yếu làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn. Ảnh: Chiếc trực thăng cứu hộ H-5 của Hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay.