Dù sau này được biết đến là một trong những quốc gia mạnh về sản xuất xe tăng chủ lực. Tuy nhiên, trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1946-1954), Quân đội viễn chinh Pháp chủ yếu sử dụng các loại xe tăng do Mỹ cung cấp. Ảnh: Xe tăng hạng nhẹ M5 (Mỹ chế tạo trong CTTG 2) của Sư đoàn thiết giáp số 2 LeClerc trong hoạt động tuần tra ở miền Bắc Việt Nam, năm 1946.Lực lượng xe tăng của Pháp trong chiến tranh Việt Nam chủ yếu là các loại tăng được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Xe tăng hạng trung M4 Sherman hỗ trợ cuộc hành quân ở gần Bắc Ninh, năm 1952. M4 Sherman là loại xe tăng chủ lực của Quân đội Mỹ trong CTTG 2 với số lượng sản xuất tới 49.000 chiếc. Cỗ tăng này nặng 30 tấn, bọc giáp dày 93-118mm, trang bị pháo chính 75mm M3 L/40 với 90 viên đạn.Kíp lái kiểm tra xe tăng hạng nhẹ M5A1 tại khu vực ở phía Nam Sài Gòn. M5A1 là biến thể cải tiến của dòng tăng hạng nhẹ M3 Stuart do Mỹ sản xuất từ năm 1941-1944 với số lượng 25.000 chiếc. Nó được trang bị pháo chính 37mm M6 với giáp dày 13-51mm.Xe tăng M5 Stuart hành quân trên đoạn đường gần Phủ Lý, năm 1952.Xe tăng hạng trung M4A1 Sherman đang lao xuống một hào nước trong hoạt động chi viện hỗ trợ bộ binh hành quân. Đây là biến thể cải tiến của dòng M4, trang bị pháo chính 76mm M1 mạnh hơn loại 75mm, cải tiến đáng kể hệ thống động lực.Xe tăng hạng nhẹ M-24 Chaffee tại khu vực tập kết chuẩn bị cho cuộc hành quân qui mô lớn của quân Pháp. M-24 Chaffee được Mỹ đưa vào sản xuất cuối cuộc chiến tranh thế giới 2, nặng khoảng 18 tấn, bọc giáp dày 15-38mm, trang bị pháo chính 75mm M6 với 48 viên đạn.Xe tăng hạng nhẹ M-24 di chuyển bên ngoài một ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam, năm 1951.Xe tăng hạng nhẹ M-24 trong chuyến hành quân tuần tra ở Bắc Bộ. Sau năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu giữ được một số lượng nhỏ số tăng M-24 ở Điện Biên Phủ và tái sử dụng để huấn luyện.Ngoài xe tăng, Quân đội Pháp trong CTVN còn được Mỹ cung cấp một số lượng lớn pháo tự hành, xe bọc thép… Ảnh: Pháo tự hành M8 HMC hộ tống đoàn xe chở bộ binh trên đường tuần tra ở đồng bằng Bắc Bộ. Đây là biến thể của dòng tăng M3 sử dụng khung gầm cơ sở mẫu M5 (thiết kế lại từ thân với M3A3, trang bị hai dộng cơ Cadillac), với pháo chính 75mm M2/M3 nòng ngắn.Pháo tự hành M8 được triển khai gần sông Đà, năm 1952. Bức này cho thấy rõ nòng siêu ngắn của M8 HMC với kho đạn gồm 46 viên nổ phá mảnh M48 và đạn khói M89.Xe bọc thép đổ bộ kiêm hỗ trợ hỏa lực LVT(A)-4 trang bị tháp pháo của pháo tự hành M8 với khẩu pháo nòng ngắn 75mm dùng để chi viện hỏa lực. Đây là biến thể của dòng xe đổ bộ chở quân LVT cũng do Mỹ sản xuất.Pháo chống tăng tự hành M-36 Jackson thuộc tiểu đoàn tăng được thành lập năm 1952. Jackson được Mỹ sản xuất từ cuối cuộc CTTG 2, chuyên dùng để chống lại các xe tăng hạng trung Panther và hạng nặng Tiger của Đức quốc xã. Nó được trang bị bộ giáp dày từ 9-108mm, lắp pháo chống tăng 90mm M3.Ngoài xe tăng Mỹ, người Pháp cũng tự trang bị cho mình ở Đông Dương một số "sản phẩm nội địa". Ảnh: Ô tô bọc thép Panhard 178 đang chuẩn bị cho một cuộc hành quân. Panhard 178 do hãng xe Panhard thiết kế trong giai đoạn 1933-1937, bọc giáp dày 20mm, trang bị pháo 25mm SA 35.Pháp cũng nhận được một cơ số xe ô tô bọc thép Coventry Mark 1 từ đồng minh Anh Quốc. Nó bọc giáp dày 14mm, trang bị pháo chính 40mm.Ảnh: Xe bọc thép trinh sát M-8 Greyhound (Mỹ sản xuất) đang chi viện hỏa lực trực tiếp tại khu vực gần sông Đà, năm 1952. Sau năm 1954, QĐNDVN đã thu được một vài xe M-8 và sử dụng để huấn luyện.
Dù sau này được biết đến là một trong những quốc gia mạnh về sản xuất xe tăng chủ lực. Tuy nhiên, trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1946-1954), Quân đội viễn chinh Pháp chủ yếu sử dụng các loại xe tăng do Mỹ cung cấp. Ảnh: Xe tăng hạng nhẹ M5 (Mỹ chế tạo trong CTTG 2) của Sư đoàn thiết giáp số 2 LeClerc trong hoạt động tuần tra ở miền Bắc Việt Nam, năm 1946.
Lực lượng xe tăng của Pháp trong chiến tranh Việt Nam chủ yếu là các loại tăng được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Xe tăng hạng trung M4 Sherman hỗ trợ cuộc hành quân ở gần Bắc Ninh, năm 1952. M4 Sherman là loại xe tăng chủ lực của Quân đội Mỹ trong CTTG 2 với số lượng sản xuất tới 49.000 chiếc. Cỗ tăng này nặng 30 tấn, bọc giáp dày 93-118mm, trang bị pháo chính 75mm M3 L/40 với 90 viên đạn.
Kíp lái kiểm tra xe tăng hạng nhẹ M5A1 tại khu vực ở phía Nam Sài Gòn. M5A1 là biến thể cải tiến của dòng tăng hạng nhẹ M3 Stuart do Mỹ sản xuất từ năm 1941-1944 với số lượng 25.000 chiếc. Nó được trang bị pháo chính 37mm M6 với giáp dày 13-51mm.
Xe tăng M5 Stuart hành quân trên đoạn đường gần Phủ Lý, năm 1952.
Xe tăng hạng trung M4A1 Sherman đang lao xuống một hào nước trong hoạt động chi viện hỗ trợ bộ binh hành quân. Đây là biến thể cải tiến của dòng M4, trang bị pháo chính 76mm M1 mạnh hơn loại 75mm, cải tiến đáng kể hệ thống động lực.
Xe tăng hạng nhẹ M-24 Chaffee tại khu vực tập kết chuẩn bị cho cuộc hành quân qui mô lớn của quân Pháp. M-24 Chaffee được Mỹ đưa vào sản xuất cuối cuộc chiến tranh thế giới 2, nặng khoảng 18 tấn, bọc giáp dày 15-38mm, trang bị pháo chính 75mm M6 với 48 viên đạn.
Xe tăng hạng nhẹ M-24 di chuyển bên ngoài một ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam, năm 1951.
Xe tăng hạng nhẹ M-24 trong chuyến hành quân tuần tra ở Bắc Bộ. Sau năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu giữ được một số lượng nhỏ số tăng M-24 ở Điện Biên Phủ và tái sử dụng để huấn luyện.
Ngoài xe tăng, Quân đội Pháp trong CTVN còn được Mỹ cung cấp một số lượng lớn pháo tự hành, xe bọc thép… Ảnh: Pháo tự hành M8 HMC hộ tống đoàn xe chở bộ binh trên đường tuần tra ở đồng bằng Bắc Bộ. Đây là biến thể của dòng tăng M3 sử dụng khung gầm cơ sở mẫu M5 (thiết kế lại từ thân với M3A3, trang bị hai dộng cơ Cadillac), với pháo chính 75mm M2/M3 nòng ngắn.
Pháo tự hành M8 được triển khai gần sông Đà, năm 1952. Bức này cho thấy rõ nòng siêu ngắn của M8 HMC với kho đạn gồm 46 viên nổ phá mảnh M48 và đạn khói M89.
Xe bọc thép đổ bộ kiêm hỗ trợ hỏa lực LVT(A)-4 trang bị tháp pháo của pháo tự hành M8 với khẩu pháo nòng ngắn 75mm dùng để chi viện hỏa lực. Đây là biến thể của dòng xe đổ bộ chở quân LVT cũng do Mỹ sản xuất.
Pháo chống tăng tự hành M-36 Jackson thuộc tiểu đoàn tăng được thành lập năm 1952. Jackson được Mỹ sản xuất từ cuối cuộc CTTG 2, chuyên dùng để chống lại các xe tăng hạng trung Panther và hạng nặng Tiger của Đức quốc xã. Nó được trang bị bộ giáp dày từ 9-108mm, lắp pháo chống tăng 90mm M3.
Ngoài xe tăng Mỹ, người Pháp cũng tự trang bị cho mình ở Đông Dương một số "sản phẩm nội địa". Ảnh: Ô tô bọc thép Panhard 178 đang chuẩn bị cho một cuộc hành quân. Panhard 178 do hãng xe Panhard thiết kế trong giai đoạn 1933-1937, bọc giáp dày 20mm, trang bị pháo 25mm SA 35.
Pháp cũng nhận được một cơ số xe ô tô bọc thép Coventry Mark 1 từ đồng minh Anh Quốc. Nó bọc giáp dày 14mm, trang bị pháo chính 40mm.
Ảnh: Xe bọc thép trinh sát M-8 Greyhound (Mỹ sản xuất) đang chi viện hỏa lực trực tiếp tại khu vực gần sông Đà, năm 1952. Sau năm 1954, QĐNDVN đã thu được một vài xe M-8 và sử dụng để huấn luyện.