Loại tên lửa chống tăng thế hệ ba mang tên Nag do Ấn Độ nghiên cứu hoàn thiện được xem là một trong những loại tên lửa ATGM hứa hẹn nhất thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, do có nhiều sự cố về mặt kỹ thuật, tới thời điểm hiện tại Nag vẫn chưa... thử nghiệm xong. Nguồn ảnh: Sina.Được giới thiệu là loại tên lửa dẫn đường với khả năng "bắn-quên", hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, Nag có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong khoảng cách tối thiểu 3 km và tối đa lên tới 7 km - xa hơn nhiều tầm bắn của hoả lực xe tăng chủ lực hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.Trong quá khứ, Ấn Độ cũng đã từng giới thiệu phiên bản pháo tự hành chống tăng (tank destroyer) với khung gầm của xe chiến đấu bộ binh BMP-2 gắn thêm cụm hoả lực Nag trên nóc. Nguồn ảnh: Sina.Với tầm bắn tối đa lên tới 7000 mét, loại pháo tự hành chống tăng này hoàn toàn có thể tiêu diệt các xe tăng chủ lực chiến trường hiện đại nhất thế giới hiện nay vì kể cả với xe tăng T-90, khẩu pháo 2A46 125mm của nó cũng chỉ có tầm bắn tối đa 5000 mét. Nguồn ảnh: Sina.Tên lửa Nag có trọng lượng tổng cộng chỉ 42 kg, chiều dài 1,9 mét và có đường kính 190mm với đầu đạn nặng 8 kg. Đặc biệt, đầu đạn của Nag là đầu đạn nổ hai lần - nghĩa là có khả năng xuyên qua các loại giáp phản ứng nổ thông thường hiện nay được sử dụng trên các loại xe tăng chủ lực hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.Sau khi được phóng khỏi ống phóng, tên lửa Nag sẽ triển khai một sải cánh rộng 400mm. Việc triển khai sải cánh này cho phép nó có thể ổn định tốt đường bay và tăng khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lớn. Nguồn ảnh: Sina.Hệ thống dẫn đường của Nag cũng cực kỳ hiện đại với đầu dò hồng ngoại ảnh nhiệt cùng với hệ thống radar chủ động tần số siêu cao. Tuy nhiên hệ thống radar chủ đồng tần số siêu cao (EHF) hiện vẫn chỉ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nguồn ảnh: Sina.Mỗi tên lửa Nag có giá vào khoảng 500.000 USD. Đây được coi là mức giá khá cao so với các loại tên lửa chống tăng hiện đại ngày nay nhưng phía Ấn Độ khẳng định khi được đưa vào sản xuất hàng loạt, giá thành của Nag sẽ dần dần giảm. Nguồn ảnh: Sina.Tỷ lệ đánh trúng mục tiêu của Nag trong thử nghiệm là 0.77 - nghĩa là với cứ 100 phát Nag được phóng ra, có ít nhất 77 phát trúng mục tiêu - một tỷ lệ khá cao so và nên nhớ rằng đây là tỷ lệ đánh trúng mục tiêu của Nag khi hệ thống radar chủ động của nó vẫn chưa được hoàn thiện. Nguồn ảnh: Sina.Đặc biệt, Nag còn có phiên bản phóng từ cơ cấu phóng trên không, hứa hẹn biến nhiều loại trực thăng thành "sát thủ diệt tăng". Khi được triển khai từ cơ cấu phóng trên không, Nag sẽ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa tối đa 10 km. Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem Video: Tên lửa chống tăng HJ-10 do Trung Quốc phát triển.
Loại tên lửa chống tăng thế hệ ba mang tên Nag do Ấn Độ nghiên cứu hoàn thiện được xem là một trong những loại tên lửa ATGM hứa hẹn nhất thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, do có nhiều sự cố về mặt kỹ thuật, tới thời điểm hiện tại Nag vẫn chưa... thử nghiệm xong. Nguồn ảnh: Sina.
Được giới thiệu là loại tên lửa dẫn đường với khả năng "bắn-quên", hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, Nag có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong khoảng cách tối thiểu 3 km và tối đa lên tới 7 km - xa hơn nhiều tầm bắn của hoả lực xe tăng chủ lực hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.
Trong quá khứ, Ấn Độ cũng đã từng giới thiệu phiên bản pháo tự hành chống tăng (tank destroyer) với khung gầm của xe chiến đấu bộ binh BMP-2 gắn thêm cụm hoả lực Nag trên nóc. Nguồn ảnh: Sina.
Với tầm bắn tối đa lên tới 7000 mét, loại pháo tự hành chống tăng này hoàn toàn có thể tiêu diệt các xe tăng chủ lực chiến trường hiện đại nhất thế giới hiện nay vì kể cả với xe tăng T-90, khẩu pháo 2A46 125mm của nó cũng chỉ có tầm bắn tối đa 5000 mét. Nguồn ảnh: Sina.
Tên lửa Nag có trọng lượng tổng cộng chỉ 42 kg, chiều dài 1,9 mét và có đường kính 190mm với đầu đạn nặng 8 kg. Đặc biệt, đầu đạn của Nag là đầu đạn nổ hai lần - nghĩa là có khả năng xuyên qua các loại giáp phản ứng nổ thông thường hiện nay được sử dụng trên các loại xe tăng chủ lực hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.
Sau khi được phóng khỏi ống phóng, tên lửa Nag sẽ triển khai một sải cánh rộng 400mm. Việc triển khai sải cánh này cho phép nó có thể ổn định tốt đường bay và tăng khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lớn. Nguồn ảnh: Sina.
Hệ thống dẫn đường của Nag cũng cực kỳ hiện đại với đầu dò hồng ngoại ảnh nhiệt cùng với hệ thống radar chủ động tần số siêu cao. Tuy nhiên hệ thống radar chủ đồng tần số siêu cao (EHF) hiện vẫn chỉ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nguồn ảnh: Sina.
Mỗi tên lửa Nag có giá vào khoảng 500.000 USD. Đây được coi là mức giá khá cao so với các loại tên lửa chống tăng hiện đại ngày nay nhưng phía Ấn Độ khẳng định khi được đưa vào sản xuất hàng loạt, giá thành của Nag sẽ dần dần giảm. Nguồn ảnh: Sina.
Tỷ lệ đánh trúng mục tiêu của Nag trong thử nghiệm là 0.77 - nghĩa là với cứ 100 phát Nag được phóng ra, có ít nhất 77 phát trúng mục tiêu - một tỷ lệ khá cao so và nên nhớ rằng đây là tỷ lệ đánh trúng mục tiêu của Nag khi hệ thống radar chủ động của nó vẫn chưa được hoàn thiện. Nguồn ảnh: Sina.
Đặc biệt, Nag còn có phiên bản phóng từ cơ cấu phóng trên không, hứa hẹn biến nhiều loại trực thăng thành "sát thủ diệt tăng". Khi được triển khai từ cơ cấu phóng trên không, Nag sẽ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa tối đa 10 km. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa chống tăng HJ-10 do Trung Quốc phát triển.