Cái tên đầu tiên trong top máy bay vận tải tốt nhất Quân đội Mỹ là C-47, được gọi với nhiều biệt danh như Gooney Bird, Dakota và Spooky. Máy bay được sản xuất từ năm 1940, đến cuối CTTG 2 khoảng 9.348 chiếc đã được sản xuất và cung cấp cho hầu hết nước đồng minh. C-47 góp công lớn trong cuộc đổ bộ Ngày D. C-47 còn phục vụ một thời gian trong Chiến tranh Việt Nam. Hiện nay một số C-47 vẫn đang hoạt động.C-119 Flying Boxcar được đưa vào hoạt động từ năm 1949. Máy bay vận tải hai thân này có thể chở theo 62 binh lính hoặc 13,6 tấn hàng hóa. Boxcar phục vụ rộng rãi trong Chiến tranh Triều Tiên. C-119 cũng có phiên bản tấn công mặt đất với 4 súng máy M134 Minigun với tốc độ bắn 6.000 viên/phút. Khoảng 1.150 chiếc đã được xuất xưởng, Không quân Mỹ cho phi cơ này nghỉ hưu vào cuối những năm 1960.C-124 Globemaster II là máy bay vận tải quân sự đầu tiên của Mỹ được thiết kế để chuyên chở hàng hóa cồng kềnh như xe tăng, pháo binh, máy ủi, xe tải. Máy bay có thiết kế kiểu vỏ sò với cửa thủy lực phía đầu máy bay và một thang máy ở phía sau - một giải pháp mang tính cách mạng ở thời điểm đó.C-124 có thể chở theo tới 200 lính dù. Máy bay này được sử dụng khá nhiều trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra, Globemaster II cũng được sử dụng trong các nhiệm vụ tiếp tế cho các căn cứ xa xôi ở Nam Cực, cứu trợ nhân đạo ở Congo, Chile.C-130 Hercules được đánh giá là một trong những máy bay vận tải quân sự thành công nhất của Mỹ. Được đưa vào hoạt động từ những năm 1950 đã nhanh chóng chứng minh nó là một thiết kế không thể hoàn hảo hơn. Nồi đồng cối đá, quãng đường cất, hạ cánh ngắn, có thể hoạt động trên những đường băng dã chiến là những ưu điểm vượt trội của phi cơ này.C-130 có thể hoạt động với nhiều vai trò khác nhau như vận tải quân sự, tiếp nhiên liệu trên không, trinh sát, tác chiến điện tử, tìm kiếm cứu nạn, chữa cháy, đặc biệt là khả năng chi viện hỏa lực đường không mạnh mẽ với phiên bản AC-130 Gunship. Đáng lưu ý, Chiến tranh Việt Nam chính là nơi đầu tiên Mỹ dùng AC-130.C-141 Starlifter là máy bay phản lực vận tải quân sự hạng nặng đầu tiên của Mỹ chuyên chở lính dù và hàng hóa đến các căn cứ quân sự ở Nam Cực. Máy bay này hoạt động với vai trò thiết lập cầu hàng không chiến lược.C-141 có thể chở theo một tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman trong khoang hàng hóa. Phi cơ này có khả năng mang tải trọng hàng hóa tối đa khoảng 42 tấn. C-141 từng hoạt động trong Chiến tranh Việt Nam và chiến dịch Bão táp sa mạc. Khoảng 284 chiếc đã được sản xuất.C-5 Galaxy là máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Mỹ cũng như của thế giới. Quái vật vận tải này có thể chở theo 6 trực thăng tấn công AH-64 hoặc 5 xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley. Do kích thước khổng lồ của nó, C-5 gặp một số vấn đề trong kết cấu cánh dẫn đến xuất hiện các vết nứt. Tuy vậy, Không quân Mỹ vẫn duy trì hoạt động phi cơ này dự kiến đến năm 2040.C-17 Globemaster III là một trong những máy bay vận tải quân sự tiên tiến nhất của Mỹ với hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số. Globemaster III có thể chở theo tới 77 tấn hàng hóa. Khoảng 279 chiếc đã được xuất xưởng trong giai đoạn 1990-2015. C-17 cùng với C-5 và C-130 là 3 trụ cột trong năng lực vận tải đường không của quân đội Mỹ.
Cái tên đầu tiên trong top máy bay vận tải tốt nhất Quân đội Mỹ là C-47, được gọi với nhiều biệt danh như Gooney Bird, Dakota và Spooky. Máy bay được sản xuất từ năm 1940, đến cuối CTTG 2 khoảng 9.348 chiếc đã được sản xuất và cung cấp cho hầu hết nước đồng minh. C-47 góp công lớn trong cuộc đổ bộ Ngày D. C-47 còn phục vụ một thời gian trong Chiến tranh Việt Nam. Hiện nay một số C-47 vẫn đang hoạt động.
C-119 Flying Boxcar được đưa vào hoạt động từ năm 1949. Máy bay vận tải hai thân này có thể chở theo 62 binh lính hoặc 13,6 tấn hàng hóa. Boxcar phục vụ rộng rãi trong Chiến tranh Triều Tiên. C-119 cũng có phiên bản tấn công mặt đất với 4 súng máy M134 Minigun với tốc độ bắn 6.000 viên/phút. Khoảng 1.150 chiếc đã được xuất xưởng, Không quân Mỹ cho phi cơ này nghỉ hưu vào cuối những năm 1960.
C-124 Globemaster II là máy bay vận tải quân sự đầu tiên của Mỹ được thiết kế để chuyên chở hàng hóa cồng kềnh như xe tăng, pháo binh, máy ủi, xe tải. Máy bay có thiết kế kiểu vỏ sò với cửa thủy lực phía đầu máy bay và một thang máy ở phía sau - một giải pháp mang tính cách mạng ở thời điểm đó.
C-124 có thể chở theo tới 200 lính dù. Máy bay này được sử dụng khá nhiều trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra, Globemaster II cũng được sử dụng trong các nhiệm vụ tiếp tế cho các căn cứ xa xôi ở Nam Cực, cứu trợ nhân đạo ở Congo, Chile.
C-130 Hercules được đánh giá là một trong những máy bay vận tải quân sự thành công nhất của Mỹ. Được đưa vào hoạt động từ những năm 1950 đã nhanh chóng chứng minh nó là một thiết kế không thể hoàn hảo hơn. Nồi đồng cối đá, quãng đường cất, hạ cánh ngắn, có thể hoạt động trên những đường băng dã chiến là những ưu điểm vượt trội của phi cơ này.
C-130 có thể hoạt động với nhiều vai trò khác nhau như vận tải quân sự, tiếp nhiên liệu trên không, trinh sát, tác chiến điện tử, tìm kiếm cứu nạn, chữa cháy, đặc biệt là khả năng chi viện hỏa lực đường không mạnh mẽ với phiên bản AC-130 Gunship. Đáng lưu ý, Chiến tranh Việt Nam chính là nơi đầu tiên Mỹ dùng AC-130.
C-141 Starlifter là máy bay phản lực vận tải quân sự hạng nặng đầu tiên của Mỹ chuyên chở lính dù và hàng hóa đến các căn cứ quân sự ở Nam Cực. Máy bay này hoạt động với vai trò thiết lập cầu hàng không chiến lược.
C-141 có thể chở theo một tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman trong khoang hàng hóa. Phi cơ này có khả năng mang tải trọng hàng hóa tối đa khoảng 42 tấn. C-141 từng hoạt động trong Chiến tranh Việt Nam và chiến dịch Bão táp sa mạc. Khoảng 284 chiếc đã được sản xuất.
C-5 Galaxy là máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Mỹ cũng như của thế giới. Quái vật vận tải này có thể chở theo 6 trực thăng tấn công AH-64 hoặc 5 xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley. Do kích thước khổng lồ của nó, C-5 gặp một số vấn đề trong kết cấu cánh dẫn đến xuất hiện các vết nứt. Tuy vậy, Không quân Mỹ vẫn duy trì hoạt động phi cơ này dự kiến đến năm 2040.
C-17 Globemaster III là một trong những máy bay vận tải quân sự tiên tiến nhất của Mỹ với hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số. Globemaster III có thể chở theo tới 77 tấn hàng hóa. Khoảng 279 chiếc đã được xuất xưởng trong giai đoạn 1990-2015. C-17 cùng với C-5 và C-130 là 3 trụ cột trong năng lực vận tải đường không của quân đội Mỹ.