F-22 Raptor là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 do công ty Lockheed Martin và công ty Boeing của Mỹ liên kết nghiên cứu. Đây cũng là máy bay chiến đấu thế hệ 5 đầu tiên được chấp nhận phục vụ trên thế giới.Giữa năm 2000, chiến đấu cơ F-22 bắt đầu đưa vào biên chế Không quân Mỹ. Nhưng mãi đến năm 2014, F-22 mới lần đầu tiên được tham chiến với mục tiêu là không kích tiêu diệt phiến quân IS.F-35 JSF là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 do công ty Lockheed Martin Mỹ thiết kế và chế tạo. F-35 chủ yếu dùng cho nhiều nhiệm vụ như chi viện tiền tuyến, phòng không đánh chặn. Chỉ có ba biến thể F-35 được phát triển gồm: F-35A (cất cánh thông thường, trang bị cho không quân); F-35B (cất cánh ngắn-hạ cánh thẳng đứng, trang bị trên tàu sân bay hạng nhẹ); F-35C (trang bị trên tàu sân bay hạng nặng).Chiến đấu cơ F-35 được xem như là phương án xuất khẩu cho các nước đồng minh Mỹ thay thế cho F-22 bị cấm bán ra nước ngoài. F-35 được trang bị hệ thống cảm biến, radar, vũ khí hiện đại.F/A-18E/F là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay rất hiện đại. Đặc điểm chủ yếu là độ tin cậy cao và tính bảo trì tốt, khả năng sinh tồn mạnh, mang được nhiều vũ khí. Nhờ cất cánh bằng máy phóng thủy lực, F/A-18E/F giữ nguyên được khả năng mang vác đầy đủ vũ khí thay vì bị cắt giảm so với Su-33 của Nga.So với F/A-18C/D, máy bay F/A-18E/F được gia tăng phần thân và cánh, tăng diện tích cánh và cánh đuôi, tăng tải trọng dầu và vũ khí, tăng tầm bay. Máy bay sử dụng chất liệu cơ bản giống kiểu mẫu C/D, nhưng sử dụng nhiều công nghệ tàng hình.Typhoon là chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện đại do nhiều nước Tây Âu cùng hợp tác phát triển. Lần đầu tiên tham gia thực chiến tấn công và đánh chặn thiết bị quân sự và xe thiết giáp của quân đội Libya vào tháng 3/2011.Typhoon được đánh giá là sở hữu tính năng cơ động tuyệt vời, tầm bay xa, tải trọng mang vũ khí lớn, radar mạnh. Tuy nhiên, mới đây trong cuộc tập trận với Su-30MKI Ấn Độ, Typhoon đã để thua tan nát trong không chiến giả định.Đáng ngạc nhiên khi người Trung Quốc đưa dòng tiêm kích hạng nặng F-15SG của Singapore vào hàng chiến đấu cơ "khủng" nhất thế giới năm 2015. Đây là biến thể nâng cấp mạnh của dòng chiến đấu cơ F-15 huyền thoại Mỹ.So với F-15 nguyên bản, F-15SG sử dụng thân thiết kế tối ưu hóa, kết cấu thân đều có sự thay đổi lớn. Còn so với F-15K của Hàn Quốc, radar ANAPG-63(V)3 trang bị trên F-15SG có tính năng mạnh hơn. Radar này có thể đồng thời dẫn đường cho 8 quả tên lửa AIM-120C tấn công 8 mục tiêu khác nhau.Rafale là chiến đấu cơ thế hệ 4 do công ty Dassault Pháp thiết kế phát triển. Tuy Rafale không sử dụng công nghệ giống như máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-22, như công nghệ tàng hình, công nghệ lực đẩy vector, công nghệ hành trình siêu thanh, nhưng lại sử dụng nhiều công nghệ hiện đại hơn các máy bay thế hệ 4 khác.Tư tưởng tác chiến trên không của Rafale đã chuyển từ chiến đấu khoảng cách gần sang giao chiến với tên lửa tầm xa và trung. Do đó Rafale đều tập trung tăng cường hiệu quả tác chiến với tên lửa, radar và hệ thống vũ khí trên máy bay đều đòi hỏi phải phát hiện mục tiêu từ xa.Su-35 là máy bay chiến đấu hạng nặng đa năng thế hệ 4 do công ty Sukhoi Nga phát triển trên nền tảng tiêm kích Su-27 huyền thoại. Dù vậy, nó được tích hợp nhiều công nghệ radar, động cơ vốn chỉ có trên máy bay thế hệ 5. Điều đó đem lại cho nó khả năng tác chiến ngang ngửa các máy bay F-22, F-35, vượt trội Typhoon.Máy bay Su-35 ngoài tính năng khí động học tuyệt vời, trọng tâm thực sự của nó là thiết bị điện tử hàng không, nó nâng cao khả năng tự động hóa, tin học hóa, C3I.Đương nhiên, tờ báo Trung Quốc không thể không đưa các sản phẩm của nước mình vào top. Đầu tiên là thiết kế chiến đấu cơ thế hệ 4 J-16 - các chuyên gia quốc tế cho rằng đây thực chất là phiên bản nhái Su-30MK2/MKK mà Trung Quốc mua của Nga.J-16 trang bị radar mảng pha quét điện tử (AESA), có thể tham gia tác chiến nhiều mục tiêu và có thể nhận dạng mục tiêu. Đặc điểm lớn nhất của J-16 là có khả năng tấn công tầm xa và tấn công đối đất và đối hải mạnh.Thứ hai là máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ J-10B - thiết kế cải tiến khắc phục nhược điểm mẫu J-10A đang phục vụ trong Không quân Trung Quốc.Điểm cải tiến lớn nhất là J-10B sử dụng cửa hút khí cho động cơ phản lực DSI giúp máy bay đạt tốc độ cao một cách ổn định hơn so với cửa hút không khí cũ. Ngoài ra, J-10B còn trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động giúp nó tăng khả năng phát hiện, theo dõi mục tiêu.Cuối cùng, báo Trung Quốc cho vị trí số 10 là chiến đấu cơ F-16E/F Block 60 - biến thể mới nhất của dòng tiêm kích F-16 huyền thoại Mỹ. Nó được phát triển trên cơ sở F-16C/D Block 50/52 nhưng nâng cấp rất mạnh hệ thống điện tử hàng không và bổ sung thêm thùng nhiên liệu phụ gắn ngoài.
F-22 Raptor là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 do công ty Lockheed Martin và công ty Boeing của Mỹ liên kết nghiên cứu. Đây cũng là máy bay chiến đấu thế hệ 5 đầu tiên được chấp nhận phục vụ trên thế giới.
Giữa năm 2000, chiến đấu cơ F-22 bắt đầu đưa vào biên chế Không quân Mỹ. Nhưng mãi đến năm 2014, F-22 mới lần đầu tiên được tham chiến với mục tiêu là không kích tiêu diệt phiến quân IS.
F-35 JSF là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 do công ty Lockheed Martin Mỹ thiết kế và chế tạo. F-35 chủ yếu dùng cho nhiều nhiệm vụ như chi viện tiền tuyến, phòng không đánh chặn. Chỉ có ba biến thể F-35 được phát triển gồm: F-35A (cất cánh thông thường, trang bị cho không quân); F-35B (cất cánh ngắn-hạ cánh thẳng đứng, trang bị trên tàu sân bay hạng nhẹ); F-35C (trang bị trên tàu sân bay hạng nặng).
Chiến đấu cơ F-35 được xem như là phương án xuất khẩu cho các nước đồng minh Mỹ thay thế cho F-22 bị cấm bán ra nước ngoài. F-35 được trang bị hệ thống cảm biến, radar, vũ khí hiện đại.
F/A-18E/F là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay rất hiện đại. Đặc điểm chủ yếu là độ tin cậy cao và tính bảo trì tốt, khả năng sinh tồn mạnh, mang được nhiều vũ khí. Nhờ cất cánh bằng máy phóng thủy lực, F/A-18E/F giữ nguyên được khả năng mang vác đầy đủ vũ khí thay vì bị cắt giảm so với Su-33 của Nga.
So với F/A-18C/D, máy bay F/A-18E/F được gia tăng phần thân và cánh, tăng diện tích cánh và cánh đuôi, tăng tải trọng dầu và vũ khí, tăng tầm bay. Máy bay sử dụng chất liệu cơ bản giống kiểu mẫu C/D, nhưng sử dụng nhiều công nghệ tàng hình.
Typhoon là chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện đại do nhiều nước Tây Âu cùng hợp tác phát triển. Lần đầu tiên tham gia thực chiến tấn công và đánh chặn thiết bị quân sự và xe thiết giáp của quân đội Libya vào tháng 3/2011.
Typhoon được đánh giá là sở hữu tính năng cơ động tuyệt vời, tầm bay xa, tải trọng mang vũ khí lớn, radar mạnh. Tuy nhiên, mới đây trong cuộc tập trận với Su-30MKI Ấn Độ, Typhoon đã để thua tan nát trong không chiến giả định.
Đáng ngạc nhiên khi người Trung Quốc đưa dòng tiêm kích hạng nặng F-15SG của Singapore vào hàng chiến đấu cơ "khủng" nhất thế giới năm 2015. Đây là biến thể nâng cấp mạnh của dòng chiến đấu cơ F-15 huyền thoại Mỹ.
So với F-15 nguyên bản, F-15SG sử dụng thân thiết kế tối ưu hóa, kết cấu thân đều có sự thay đổi lớn. Còn so với F-15K của Hàn Quốc, radar ANAPG-63(V)3 trang bị trên F-15SG có tính năng mạnh hơn. Radar này có thể đồng thời dẫn đường cho 8 quả tên lửa AIM-120C tấn công 8 mục tiêu khác nhau.
Rafale là chiến đấu cơ thế hệ 4 do công ty Dassault Pháp thiết kế phát triển. Tuy Rafale không sử dụng công nghệ giống như máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-22, như công nghệ tàng hình, công nghệ lực đẩy vector, công nghệ hành trình siêu thanh, nhưng lại sử dụng nhiều công nghệ hiện đại hơn các máy bay thế hệ 4 khác.
Tư tưởng tác chiến trên không của Rafale đã chuyển từ chiến đấu khoảng cách gần sang giao chiến với tên lửa tầm xa và trung. Do đó Rafale đều tập trung tăng cường hiệu quả tác chiến với tên lửa, radar và hệ thống vũ khí trên máy bay đều đòi hỏi phải phát hiện mục tiêu từ xa.
Su-35 là máy bay chiến đấu hạng nặng đa năng thế hệ 4 do công ty Sukhoi Nga phát triển trên nền tảng tiêm kích Su-27 huyền thoại. Dù vậy, nó được tích hợp nhiều công nghệ radar, động cơ vốn chỉ có trên máy bay thế hệ 5. Điều đó đem lại cho nó khả năng tác chiến ngang ngửa các máy bay F-22, F-35, vượt trội Typhoon.
Máy bay Su-35 ngoài tính năng khí động học tuyệt vời, trọng tâm thực sự của nó là thiết bị điện tử hàng không, nó nâng cao khả năng tự động hóa, tin học hóa, C3I.
Đương nhiên, tờ báo Trung Quốc không thể không đưa các sản phẩm của nước mình vào top. Đầu tiên là thiết kế chiến đấu cơ thế hệ 4 J-16 - các chuyên gia quốc tế cho rằng đây thực chất là phiên bản nhái Su-30MK2/MKK mà Trung Quốc mua của Nga.
J-16 trang bị radar mảng pha quét điện tử (AESA), có thể tham gia tác chiến nhiều mục tiêu và có thể nhận dạng mục tiêu. Đặc điểm lớn nhất của J-16 là có khả năng tấn công tầm xa và tấn công đối đất và đối hải mạnh.
Thứ hai là máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ J-10B - thiết kế cải tiến khắc phục nhược điểm mẫu J-10A đang phục vụ trong Không quân Trung Quốc.
Điểm cải tiến lớn nhất là J-10B sử dụng cửa hút khí cho động cơ phản lực DSI giúp máy bay đạt tốc độ cao một cách ổn định hơn so với cửa hút không khí cũ. Ngoài ra, J-10B còn trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động giúp nó tăng khả năng phát hiện, theo dõi mục tiêu.
Cuối cùng, báo Trung Quốc cho vị trí số 10 là chiến đấu cơ F-16E/F Block 60 - biến thể mới nhất của dòng tiêm kích F-16 huyền thoại Mỹ. Nó được phát triển trên cơ sở F-16C/D Block 50/52 nhưng nâng cấp rất mạnh hệ thống điện tử hàng không và bổ sung thêm thùng nhiên liệu phụ gắn ngoài.