Vào mỗi mùa bầu cử Tổng thống Mỹ, các ứng viên tham gia tranh cử có những chiến dịch riêng. Trong số này, các ứng viên chọn lựa cho mình một slogan (khẩu hiệu).Slogan gắn liền với tên tuổi của mỗi ứng viên Tổng thống Mỹ. Nó luôn xuất hiện trong các cuộc vận động tranh cử. Nhờ vậy, cử tri sẽ không quên ứng viên đó.Thêm nữa, slogan của các ứng viên Tổng thống Mỹ thể hiện trọng tâm của mỗi người, điều mà họ hướng đến hay tiết lộ những điểm yếu của ứng viên đối thủ.Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton lựa chọn cho mình những slogan ngắn gọn nhưng gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng.Ứng viên Donald Trump chọn slogan "Make America great again" ("Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại"). Câu khẩu hiệu này được ông Trump nghĩ ra và đăng ký bản quyền từ năm 2012.Trong khi đó, ứng viên Tổng thống Clinton lựa chọn slogan là "Stronger together" ("Cùng nhau mạnh mẽ hơn”).Trong các cuộc tranh luận, hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton đều tập trung vào slogan của mình và tuyên bố nếu được chọn làm Tổng thống Mỹ sẽ làm những điều gì để ý tưởng đi vào hiện thực. Kết quả bầu cử năm 2016 là ông Trump đánh bại bà Clinton để trở thành tân Tổng thống Mỹ.Vào năm 2008, ứng viên Barack Obama có một câu slogan sắc sảo: "Change - we can believe in" (“Chúng ta tin vào sự thay đổi"). Mỗi khi ông Obama xuất hiện trước công chúng, chữ “Thay đổi” luôn được phóng to và nhấn mạnh.Khi ấy, ứng viên Cộng hòa Mitt Romney sử dụng slogan "Tin vào nước Mỹ". Các chuyên gia đánh giá slogan “Tin vào nước Mỹ” của Mitt Romney hiền lành và thiếu sắc sảo. Kết quả bầu cử, ông Obama đánh bại ông Romney để trở thành Tổng thống Mỹ.Đến năm 2012, ông Obama tái tranh cử và sử dụng khẩu hiệu "Forward" (“Tiến bước"). Đối thủ của ông Obama trong cuộc bầu cử năm 2012 là ứng viên Mitt Romney. Ông chọn slogan “Tin vào nước Mỹ”. Một lần nữa, ông Obama tái đắc cử Tổng thống Mỹ nhờ đóng góp không nhỏ của khẩu hiệu mạnh mẽ và hiệu quả. Mời độc giả xem video: Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hạn chế quyền của mạng xã hội. Nguồn: VTV24.
Vào mỗi mùa bầu cử Tổng thống Mỹ, các ứng viên tham gia tranh cử có những chiến dịch riêng. Trong số này, các ứng viên chọn lựa cho mình một slogan (khẩu hiệu).
Slogan gắn liền với tên tuổi của mỗi ứng viên Tổng thống Mỹ. Nó luôn xuất hiện trong các cuộc vận động tranh cử. Nhờ vậy, cử tri sẽ không quên ứng viên đó.
Thêm nữa, slogan của các ứng viên Tổng thống Mỹ thể hiện trọng tâm của mỗi người, điều mà họ hướng đến hay tiết lộ những điểm yếu của ứng viên đối thủ.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton lựa chọn cho mình những slogan ngắn gọn nhưng gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng.
Ứng viên Donald Trump chọn slogan "Make America great again" ("Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại"). Câu khẩu hiệu này được ông Trump nghĩ ra và đăng ký bản quyền từ năm 2012.
Trong khi đó, ứng viên Tổng thống Clinton lựa chọn slogan là "Stronger together" ("Cùng nhau mạnh mẽ hơn”).
Trong các cuộc tranh luận, hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton đều tập trung vào slogan của mình và tuyên bố nếu được chọn làm Tổng thống Mỹ sẽ làm những điều gì để ý tưởng đi vào hiện thực. Kết quả bầu cử năm 2016 là ông Trump đánh bại bà Clinton để trở thành tân Tổng thống Mỹ.
Vào năm 2008, ứng viên Barack Obama có một câu slogan sắc sảo: "Change - we can believe in" (“Chúng ta tin vào sự thay đổi"). Mỗi khi ông Obama xuất hiện trước công chúng, chữ “Thay đổi” luôn được phóng to và nhấn mạnh.
Khi ấy, ứng viên Cộng hòa Mitt Romney sử dụng slogan "Tin vào nước Mỹ". Các chuyên gia đánh giá slogan “Tin vào nước Mỹ” của Mitt Romney hiền lành và thiếu sắc sảo. Kết quả bầu cử, ông Obama đánh bại ông Romney để trở thành Tổng thống Mỹ.
Đến năm 2012, ông Obama tái tranh cử và sử dụng khẩu hiệu "Forward" (“Tiến bước"). Đối thủ của ông Obama trong cuộc bầu cử năm 2012 là ứng viên Mitt Romney. Ông chọn slogan “Tin vào nước Mỹ”. Một lần nữa, ông Obama tái đắc cử Tổng thống Mỹ nhờ đóng góp không nhỏ của khẩu hiệu mạnh mẽ và hiệu quả.
Mời độc giả xem video: Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hạn chế quyền của mạng xã hội. Nguồn: VTV24.