Nguyễn Thị Thu Hà, CEO của MindX, một startup giáo dục các kĩ năng về công nghệ như: lập trình, robotics, thiết kế, vẽ 3D... đã được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh trong Top 30 gương mặt năm 2020, lĩnh vực khởi nghiệp.Ít ai biết rằng, nữ CEO Nguyễn Thị Thu Hà lớn lên ở một làng nhỏ ở Ân Thi, Hưng Yên. Bạn bè cùng lứa với Hà thường bỏ học, đi làm công nhân hoặc làm thuê phụ giúp gia đình. Ngay từ cấp 3, Hà đã nghĩ sau này mình sẽ làm gì đó về giáo dục để thay đổi cuộc đời một đứa trẻ."Giáo dục đã làm thay đổi tương lai của tôi nhưng những người bạn của tôi thì sao? Có cách gì để họ có thể tiếp cận một chương trình giáo dục ngắn hạn và thay đổi nhận thức", nữ CEO chia sẻ.Năm 2015, bước ngoặt thực sự đến khi Nguyễn Thị Thu Hà trở thành đại sứ sinh viên Google tại Việt Nam và có cơ hội đi nhiều nước ở Đông Nam Á. Những chuyến đi quý giá đã mở ra cho cô gái trẻ một cánh cửa mới.“Tôi tin là công nghệ có thể thay đổi cuộc đời một con người”, Nguyễn Thị Thu Hà nói.Năm 2016, khi vẫn là sinh viên, Hà San cùng 2 người bạn thành lập Techkids (sau đổi tên thành MindX) cung cấp các lớp dạy lập trình cho sinh viên nhằm bổ sung kỹ năng thực tế còn thiếu khi đi làm.Lớp học đầu tiên của Techkids chỉ có 10 học viên được tổ chức trong căn phòng nhỏ gần Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chỉ sau một năm, Techkids đã có 4 cơ sở khang trang với hàng trăm học viên."Kết quả trên thực sự đáng ngạc nhiên sau hơn một năm hình thành từ số 0", CEO Thu Hà nhớ lại.Đều lần đầu khởi nghiệp, Hà cùng các đồng sáng lập đã phải ăn ngủ ngay lớp học, làm việc đến tận đêm khuya và không có ngày nào "được yên" bởi vấn đề phát sinh liên tục như thiếu vốn, nhân viên nghỉ, thuê mặt bằng." Có lần Techkids-MindX bị trộm vào khoắng hết đồ đạc. Chúng tôi phải gom góp từng đồng để mua lại các vật dụng cần thiết. Khi khó khăn, chúng tôi không bỏ cuộc, tiếp tục duy trì ước mơ của mình", Thu Hà trải lòng.Hiện sau 4 năm ra đời, MindX đã có 5 cở sở, đào tạo được hơn 8.500 học viên. Tháng 10/2019, quỹ đầu tư ESP Capital tuyên bố rót vốn 500.000 USD (11,6 tỷ đồng) vào startup giáo dục MindX.Điều khiến Hà tự hào nhất chính là đã từng bước thực hiện được ước mơ thủa bé. Hơn thế, MindX không chỉ cung cấp các lớp học công nghệ dành cho sinh viên và người đi làm mà mở rộng ra cho các em học sinh."Với chúng tôi, giáo dục không phải phương pháp gì đó cao siêu hay giáo trình mua từ nước ngoài mà phải đến từ thực tiễn, từ những điều thực sự có giá trị với học sinh, nó phải là chìa khóa để các em mở cửa tương lai", CEO Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định.Nữ CEO trẻ tuổi tâm sự thêm, làm startup rất vất vả nhất là với phụ nữ. Tuy nhiên, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người Hà nhận thấy sự dấn thân ngày càng nhiều của nữ giới trong lĩnh vực startup nói chung và công nghệ nói riêng."Có nhiều bạn nữ có tố chất, nhưng gặp rào cản về suy nghĩ "tôi chỉ làm được đến thế thôi", phải ổn định, phải vào con đường an toàn nên họ tự giới hạn mình. Tôi nghĩ không có giới hạn nào ngăn cản con người theo đuổi mơ ước của chính mình".Mời độc giả xem video:Những điều cần lưu ý khi tổ chức đám cưới mùa dịch Covid-19. Nguồn: THDT.
Nguyễn Thị Thu Hà, CEO của MindX, một startup giáo dục các kĩ năng về công nghệ như: lập trình, robotics, thiết kế, vẽ 3D... đã được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh trong Top 30 gương mặt năm 2020, lĩnh vực khởi nghiệp.
Ít ai biết rằng, nữ CEO Nguyễn Thị Thu Hà lớn lên ở một làng nhỏ ở Ân Thi, Hưng Yên. Bạn bè cùng lứa với Hà thường bỏ học, đi làm công nhân hoặc làm thuê phụ giúp gia đình. Ngay từ cấp 3, Hà đã nghĩ sau này mình sẽ làm gì đó về giáo dục để thay đổi cuộc đời một đứa trẻ.
"Giáo dục đã làm thay đổi tương lai của tôi nhưng những người bạn của tôi thì sao? Có cách gì để họ có thể tiếp cận một chương trình giáo dục ngắn hạn và thay đổi nhận thức", nữ CEO chia sẻ.
Năm 2015, bước ngoặt thực sự đến khi Nguyễn Thị Thu Hà trở thành đại sứ sinh viên Google tại Việt Nam và có cơ hội đi nhiều nước ở Đông Nam Á. Những chuyến đi quý giá đã mở ra cho cô gái trẻ một cánh cửa mới.
“Tôi tin là công nghệ có thể thay đổi cuộc đời một con người”, Nguyễn Thị Thu Hà nói.
Năm 2016, khi vẫn là sinh viên, Hà San cùng 2 người bạn thành lập Techkids (sau đổi tên thành MindX) cung cấp các lớp dạy lập trình cho sinh viên nhằm bổ sung kỹ năng thực tế còn thiếu khi đi làm.
Lớp học đầu tiên của Techkids chỉ có 10 học viên được tổ chức trong căn phòng nhỏ gần Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chỉ sau một năm, Techkids đã có 4 cơ sở khang trang với hàng trăm học viên.
"Kết quả trên thực sự đáng ngạc nhiên sau hơn một năm hình thành từ số 0", CEO Thu Hà nhớ lại.
Đều lần đầu khởi nghiệp, Hà cùng các đồng sáng lập đã phải ăn ngủ ngay lớp học, làm việc đến tận đêm khuya và không có ngày nào "được yên" bởi vấn đề phát sinh liên tục như thiếu vốn, nhân viên nghỉ, thuê mặt bằng.
" Có lần Techkids-MindX bị trộm vào khoắng hết đồ đạc. Chúng tôi phải gom góp từng đồng để mua lại các vật dụng cần thiết. Khi khó khăn, chúng tôi không bỏ cuộc, tiếp tục duy trì ước mơ của mình", Thu Hà trải lòng.
Hiện sau 4 năm ra đời, MindX đã có 5 cở sở, đào tạo được hơn 8.500 học viên. Tháng 10/2019, quỹ đầu tư ESP Capital tuyên bố rót vốn 500.000 USD (11,6 tỷ đồng) vào startup giáo dục MindX.
Điều khiến Hà tự hào nhất chính là đã từng bước thực hiện được ước mơ thủa bé. Hơn thế, MindX không chỉ cung cấp các lớp học công nghệ dành cho sinh viên và người đi làm mà mở rộng ra cho các em học sinh.
"Với chúng tôi, giáo dục không phải phương pháp gì đó cao siêu hay giáo trình mua từ nước ngoài mà phải đến từ thực tiễn, từ những điều thực sự có giá trị với học sinh, nó phải là chìa khóa để các em mở cửa tương lai", CEO Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định.
Nữ CEO trẻ tuổi tâm sự thêm, làm startup rất vất vả nhất là với phụ nữ. Tuy nhiên, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người Hà nhận thấy sự dấn thân ngày càng nhiều của nữ giới trong lĩnh vực startup nói chung và công nghệ nói riêng.
"Có nhiều bạn nữ có tố chất, nhưng gặp rào cản về suy nghĩ "tôi chỉ làm được đến thế thôi", phải ổn định, phải vào con đường an toàn nên họ tự giới hạn mình. Tôi nghĩ không có giới hạn nào ngăn cản con người theo đuổi mơ ước của chính mình".