Theo "Ancient Origins", Musa Keita I, còn được gọi là Mansa Musa, là hoàng đế thứ 10 của đế quốc Mali ở châu Phi. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vị vua này từng tích lũy số của cải lớn đến mức khó có thể tính chi tiết. Nếu điều chỉnh theo giá hiện nay, khối tài sản của Mansa Musa có giá trị hơn 400 tỷ USD. Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng khối tài sản của Musa thực tế là không thể đo đếm hết.Mansa Musa từng trả cho một kiến trúc sư 200kg vàng để xây dựng đền thờ Djinguereber, còn lưu lại đến ngày nay. Ông cũng xây dựng Đại học Timbuktu để thu hút các học giả và nghệ sĩ người Hồi giáo; đổ tiền xây dựng hàng loạt trường học và thư viện; biến Timbuktu trở thành trung tâm giáo dục, thu hút người từ khắp nơi trên thế giới tới học tập, nghiên cứu.Năm 1324, Mansa Musa thực hiện chuyến hành hương đến thánh địa Mecca (Saudi Arabia) theo truyền thống trong đạo Hồi, cùng đoàn tùy tùng 60.000 người, 12.000 nô lệ có nhiệm vụ mang vác đồ đạc của nhà vua, một đoàn xe chở theo 50 tấn vàng để chi tiêu dọc đường, đồng thời làm vật tế lễ. Trên đường đi, vua xây nhiều đền thờ dọc đường đi, một số vẫn tồn tại đến ngày nay.Khi tới thành phố Alexandria ở Ai Cập, Mansa Musa phân phát vàng cám cho người nghèo, mua thức ăn cho đoàn tùy tùng và mua đồ lưu niệm mang về quê hương, dẫn đến một cuộc lạm phát kéo dài nhiều năm ở thành phố này. Theo ước tính của các sử gia, đoàn hành hương đã chi tiêu ở Cairo hết 12,3 tấn vàng và đây cũng là lần duy nhất trong lịch sử, đế chế Mali nắm quyền kiểm soát giá vàng ở Địa Trung Hải.Theo "History - Musa of Mali", sự giàu có của vị vua của đế quốc Mali Mansa Musa I giúp tên ông được ghi vào bản đồ khi hình minh họa chân dung ông xuất hiện trong cuốn Catalan Atlas ra đời năm 1375, một trong những bản đồ thế giới quan trọng nhất ở châu Âu thời trung cổ.Tấm bản đồ Catalan Atlas do nhà địa lý học người Tây Ban Nha vẽ năm 1375 có hình vua Musa ngồi trên ngai vàng, đội vương miện vàng, tay phải cầm vương trượng bằng vàng còn trên tay trái là quả cầu vàng.Siêu giàu có, do thói chi tiêu vô độ, hoang phí, không kiểm soát, cuối cùng, vương triều Musa suy tàn. Sau khi ông qua đời, đế chế Mali bị quân Songhay xâm chiếm, vương triều Mansa chính thức sụp đổ.Cuối thế kỷ 15, Mali trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha. Nhiều thập kỷ sau, nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu của quốc gia này bị khai thác đến cạn kiệt.
Theo "Ancient Origins", Musa Keita I, còn được gọi là Mansa Musa, là hoàng đế thứ 10 của đế quốc Mali ở châu Phi. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vị vua này từng tích lũy số của cải lớn đến mức khó có thể tính chi tiết. Nếu điều chỉnh theo giá hiện nay, khối tài sản của Mansa Musa có giá trị hơn 400 tỷ USD. Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng khối tài sản của Musa thực tế là không thể đo đếm hết.
Mansa Musa từng trả cho một kiến trúc sư 200kg vàng để xây dựng đền thờ Djinguereber, còn lưu lại đến ngày nay. Ông cũng xây dựng Đại học Timbuktu để thu hút các học giả và nghệ sĩ người Hồi giáo; đổ tiền xây dựng hàng loạt trường học và thư viện; biến Timbuktu trở thành trung tâm giáo dục, thu hút người từ khắp nơi trên thế giới tới học tập, nghiên cứu.
Năm 1324, Mansa Musa thực hiện chuyến hành hương đến thánh địa Mecca (Saudi Arabia) theo truyền thống trong đạo Hồi, cùng đoàn tùy tùng 60.000 người, 12.000 nô lệ có nhiệm vụ mang vác đồ đạc của nhà vua, một đoàn xe chở theo 50 tấn vàng để chi tiêu dọc đường, đồng thời làm vật tế lễ. Trên đường đi, vua xây nhiều đền thờ dọc đường đi, một số vẫn tồn tại đến ngày nay.
Khi tới thành phố Alexandria ở Ai Cập, Mansa Musa phân phát vàng cám cho người nghèo, mua thức ăn cho đoàn tùy tùng và mua đồ lưu niệm mang về quê hương, dẫn đến một cuộc lạm phát kéo dài nhiều năm ở thành phố này. Theo ước tính của các sử gia, đoàn hành hương đã chi tiêu ở Cairo hết 12,3 tấn vàng và đây cũng là lần duy nhất trong lịch sử, đế chế Mali nắm quyền kiểm soát giá vàng ở Địa Trung Hải.
Theo "History - Musa of Mali", sự giàu có của vị vua của đế quốc Mali Mansa Musa I giúp tên ông được ghi vào bản đồ khi hình minh họa chân dung ông xuất hiện trong cuốn Catalan Atlas ra đời năm 1375, một trong những bản đồ thế giới quan trọng nhất ở châu Âu thời trung cổ.
Tấm bản đồ Catalan Atlas do nhà địa lý học người Tây Ban Nha vẽ năm 1375 có hình vua Musa ngồi trên ngai vàng, đội vương miện vàng, tay phải cầm vương trượng bằng vàng còn trên tay trái là quả cầu vàng.
Siêu giàu có, do thói chi tiêu vô độ, hoang phí, không kiểm soát, cuối cùng, vương triều Musa suy tàn. Sau khi ông qua đời, đế chế Mali bị quân Songhay xâm chiếm, vương triều Mansa chính thức sụp đổ.
Cuối thế kỷ 15, Mali trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha. Nhiều thập kỷ sau, nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu của quốc gia này bị khai thác đến cạn kiệt.