Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca, thương tiếc những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc năm 1861. Ảnh: Báo Long An.Địa danh Cần Giuộc trong bài thơ thuộc tỉnh Long An ngày nay. Ngày 16/12/1861, Bùi Quang Diệu chỉ huy 3 cánh quân tập kích đồn Tây Dương ở chợ Trường Bình, Cần Giuộc, nghĩa quân chiếm được đồn địch, đốt nhà dạy đạo và đâm bị thương đồn trưởng Dumont, hạ được một số lính. Pháp liền dùng đại bác từ tàu chiến đậu trên sông Cần Giuộc để chiếm lại đồn. Phía nghĩa quân hy sinh 15 người (có tài liệu ghi là 27 người). Nguyễn Đình Chiểu, lúc bấy giờ về Cần Giuộc, ở chùa Tôn Thạnh bốc thuốc, dạy học và sáng tác thơ văn. Ông đã viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc như lời truy điệu các nghĩa sĩ hy sinh trong trận đánh này. Ảnh: Thư viện lịch sử.Ngư tiều y thuật vấn đáp (ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh) là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Đình Chiểu, gồm 3.642 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thơ ca, phú. Đây là truyện thơ dài của Nguyễn Đình Chiểu với 2 nhân vật chính của truyện, Bào Tử Phược và Mộng Thê Triền, vì gặp cảnh mất nước nên đã đi ở ẩn làm ngư (người đánh cá), làm tiều (người đốn củi), sau đó gặp thầy truyền cho y thuật trị bệnh cứu đời. Ngoài dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, viết dưới hình thức truyện thơ Nôm, tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước vào nội dung y thuật để thức tỉnh dân tộc đang bị thực dân Pháp xâm lược. Ảnh: Hội Nhà văn.Theo nhiều tư liệu, bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiều được tác giả viết khi thành Gia Định bị thực dân Pháp chiếm năm 1859. Bài thơ lột tả được nỗi thống nhục của người dân mất nước với những câu: Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây / Một bàn cờ thế phút sa tay / Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy / Mất ổ bầy chim dáo dác bay / Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây / Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này. Ảnh: Thư viện lịch sử.Vương Tử Trực và Hớn Minh là 2 nhân vật trong truyện thơ Lục Vân Tiên do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác. Theo nội dung cốt truyện, cả Hớn Minh và Vương Tử Trực đều là những người bạn tốt của Lục Vân Tiên. Ảnh: Hội Nhà văn.Đây là 2 câu thơ trong bài thơ Than đạo của Nguyễn Đình Chiểu. Hai câu thơ này cũng chính là minh chứng tiêu biểu cho quan điểm văn học của Nguyễn Đình Chiểu. Vốn là nhà nho yêu nước, bị mù không thể cầm vũ khí chống giặc, Nguyễn Đình Chiểu sử dụng văn chương để “đánh giặc”. Ảnh: Nhà xuất bản Kim Đồng.Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1921) có tên thật là Nguyễn Thị Khuê, sinh tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, là con gái thứ tư của nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu. Bà là nhà thơ, nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo nữ giới đầu tiên được xuất bản tại Sài Gòn mang tên Nữ giới chung do bà làm chủ bút. Ảnh: Hội Nhà văn.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca, thương tiếc những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc năm 1861. Ảnh: Báo Long An.
Địa danh Cần Giuộc trong bài thơ thuộc tỉnh Long An ngày nay. Ngày 16/12/1861, Bùi Quang Diệu chỉ huy 3 cánh quân tập kích đồn Tây Dương ở chợ Trường Bình, Cần Giuộc, nghĩa quân chiếm được đồn địch, đốt nhà dạy đạo và đâm bị thương đồn trưởng Dumont, hạ được một số lính. Pháp liền dùng đại bác từ tàu chiến đậu trên sông Cần Giuộc để chiếm lại đồn. Phía nghĩa quân hy sinh 15 người (có tài liệu ghi là 27 người). Nguyễn Đình Chiểu, lúc bấy giờ về Cần Giuộc, ở chùa Tôn Thạnh bốc thuốc, dạy học và sáng tác thơ văn. Ông đã viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc như lời truy điệu các nghĩa sĩ hy sinh trong trận đánh này. Ảnh: Thư viện lịch sử.
Ngư tiều y thuật vấn đáp (ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh) là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Đình Chiểu, gồm 3.642 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thơ ca, phú. Đây là truyện thơ dài của Nguyễn Đình Chiểu với 2 nhân vật chính của truyện, Bào Tử Phược và Mộng Thê Triền, vì gặp cảnh mất nước nên đã đi ở ẩn làm ngư (người đánh cá), làm tiều (người đốn củi), sau đó gặp thầy truyền cho y thuật trị bệnh cứu đời. Ngoài dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, viết dưới hình thức truyện thơ Nôm, tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước vào nội dung y thuật để thức tỉnh dân tộc đang bị thực dân Pháp xâm lược. Ảnh: Hội Nhà văn.
Theo nhiều tư liệu, bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiều được tác giả viết khi thành Gia Định bị thực dân Pháp chiếm năm 1859. Bài thơ lột tả được nỗi thống nhục của người dân mất nước với những câu: Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây / Một bàn cờ thế phút sa tay / Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy / Mất ổ bầy chim dáo dác bay / Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây / Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này. Ảnh: Thư viện lịch sử.
Vương Tử Trực và Hớn Minh là 2 nhân vật trong truyện thơ Lục Vân Tiên do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác. Theo nội dung cốt truyện, cả Hớn Minh và Vương Tử Trực đều là những người bạn tốt của Lục Vân Tiên. Ảnh: Hội Nhà văn.
Đây là 2 câu thơ trong bài thơ Than đạo của Nguyễn Đình Chiểu. Hai câu thơ này cũng chính là minh chứng tiêu biểu cho quan điểm văn học của Nguyễn Đình Chiểu. Vốn là nhà nho yêu nước, bị mù không thể cầm vũ khí chống giặc, Nguyễn Đình Chiểu sử dụng văn chương để “đánh giặc”. Ảnh: Nhà xuất bản Kim Đồng.
Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1921) có tên thật là Nguyễn Thị Khuê, sinh tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, là con gái thứ tư của nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu. Bà là nhà thơ, nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo nữ giới đầu tiên được xuất bản tại Sài Gòn mang tên Nữ giới chung do bà làm chủ bút. Ảnh: Hội Nhà văn.