Những trẻ có nguy cơ hạ đường máu thường rơi vào các trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai.
- Hỏi: Tôi thường thấy người lớn mới có chứng hạ đường huyết, vậy trẻ con có chứng bệnh này không và những trẻ nào có nguy cơ hạ đường huyết?
Nguyễn Văn Tấn (Hải Dương).
|
Ảnh minh họa. |
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội trả lời: Những trẻ có nguy cơ hạ đường máu thường rơi vào các trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ đẻ non hay già tháng, trên 42 tuần cũng có nguy cơ cao. Trẻ sinh đôi hoặc bị nhiễm trùng khi sinh, mẹ bị đái tháo đường... đều có nguy cơ.
Phần lớn các trường hợp hạ đường máu sẽ khỏi trong vài ba ngày. Nếu hạ đường huyết trên 7 ngày cần nghĩ đến nguyên nhân do chuyển hóa. Những trẻ có nguy cơ này cần phải kiểm tra sinh hóa máu trong vòng 2 giờ đầu mới sinh.
Nếu đường mao mạch dưới 60mg% cần thử đường huyết thanh. Nếu đường huyết thanh < 40mg% cần phải điều trị tích cực theo phác đồ.
Mặc dù cho trẻ ăn mà đường huyết sau một giờ vẫn dưới mức 2,0mml/l hoặc trẻ ăn nhưng không hấp thụ được, chưa ăn được thì cần được bác sĩ tiêm ngay glucose 10% với liều 2 - 3ml/kg trong 1 phút và tiếp theo truyền đường 10% với tốc độ 60ml/kg/24 giờ. Tổng số đường đưa vào cơ thể trẻ luôn nhằm tốc độ 6 - 8mg/kg/phút bằng cả đường uống và đường truyền.
Ở một số trẻ có tăng insulin máu hoặc những trẻ suy dinh dưỡng bào thai có khi phải truyền đường 15 - 20% để luôn giữ được mức đường huyết trên 2mm/l mặc dù tổng lượng đường đưa vào là 12 - 15mg/kg/phút.
PV (ghi)
[links()]