Con bị tự kỉ vì nghe nhạc vàng từ bé

Google News

(Kiến Thức)- Thấy con lúc thì cục cằn, đập phá, lúc thì cô độc, ủ rũ, chị Chi cho đi khám phát hiện bé bị tự kỉ. Nhưng điều làm chị ngỡ ngàng hơn là nguyên nhân khiến bé mắc bệnh này...

Dưới đây là chia sẻ của chị Linh Chi, làm kế toán, nhà ở Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội về đứa con trai mới phát hiện bị bệnh tự kỉ của mình. 

Con trai tôi năm nay 5 tuổi, là đứa con thứ 2. Sau khi sinh con đầu, vợ chồng tôi bàn nhau sinh luôn đứa thứ hai rồi thuê giúp việc về hỗ trợ chăm con và tập trung vào công việc, sự nghiệp cho liền mạch, tránh đứt quãng một lần nghỉ đẻ. Chồng tôi cũng làm công việc nhà nước đang đà thăng tiến nên thấy vợ bàn hợp lý đã đồng ý. 

 Hình minh họa

Sau khi sinh con thứ 2, hết thời gian ở cữ, tôi đã thuê bà giúp việc ở quê lên chăm cháu và quay lại với công việc. Hai vợ chồng bận bịu nên hầu như cả ngày giao con do giúp việc chăm sóc, chỉ có tối về thì chơi với con được một chút. Hôm nào về muộn thì con cũng được bác giúp việc cho ăn xong và đi ngủ rồi.

Đến năm 3 tuổi con tôi vẫn chưa biết nói, đưa con đi khám thì không phát hiện ra vấn đề gì tôi chỉ nghĩ con chậm nói nên cũng không để ý nữa. Tôi mua nhiều đồ chơi xếp hình phát triển trí thông minh về cho con chơi nhưng cháu vẫn chậm nói. Tôi cũng đưa cháu đi lớp nhưng con quậy phá khóc và đánh các bạn suốt nên lại để ở nhà.

Mãi đến giờ 5 tuổi rồi con vẫn chưa biết nói từ gì khác ngoài "bà", "bố", "mẹ". Lo lắng, nhà tôi đưa con đi khám vẫn không phát hiện ra vấn đề gì bất thường. Nhưng điều đáng nói là càng lớn tính cách con càng biến đổi kì lạ: cục cằn, hay cáu gắt, thích đập phá đồ đạc lúc bình thường thì ngồi ủ rũ. Đến bữa thì nhất định phải mở nhạc vàng mới nhạc vàng cháu mới chịu ăn. Nghĩ là con thích nên bữa nào cho con ăn tôi cũng bật nhạc vàng cho con nghe. 

Hồi tháng 7/2012 con chính thức bước sang tuổi thứ 5, chuẩn bị đến tuổi đi học vẫn không có biến chuyển gì. Tôi lo lắng đưa con đi khám lại và gặp cả bác sĩ tâm lý tìm nguyên nhân chậm nói bất bình thường của con. Bác sĩ có hỏi han kĩ thói quen sinh hoạt tôi cũng có nói con thích nghe nhạc vàng vì từ khi được mấy tháng giúp việc thích nghe nên nhưng lúc ở nhà trông cháu là giúp việc mở nhạc vàng ra nghe và dỗ cháu thành quen.

Sau khi hỏi han khám kĩ bác sĩ bảo con tôi bị tự kỉ nên chậm nói. Nguyên nhân vì con cô độc từ bé, ít tiếp xúc với bên ngoài vàbố mẹ, hơn nữa đầu óc trẻ con đang trong giai đoạn hình thành phát triển bị cho nghe nhiều nhạc vàng ảo não u sầu nên bị ảnh hưởng phát triển thần kinh tâm, sinh lý...

Tá hỏa đưa con chữa bệnh đến nay hơn nửa năm vẫn chưa cải thiện nhiều, tôi hối hận vì mình bỏ bê con cái để con bị như thế...

Phát hiện sớm có ý nghĩa quan trọng cho việc trị liệu trẻ mắc chứng tự kỷ, vì khi được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ sẽ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức. Việc can thiệp cho trẻ tự kỷ thường bao gồm:

-  Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân.
-  Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ.

Không có cách chữa nào làm biến mất chứng tự kỹ. Việc can thiệp/ trị liệu chỉ nhằm khống chế và làm giảm bớt các triệu chứng, giúp trẻ cải thiện thực hiện các chức năng. 

Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh (Khoa Tâm lý Viện Nhi đồng TƯ 1)


TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU


Bình luận(0)