Thông tin này vừa được TS Đặng Văn Chính, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết ngày 17/7.
- Mang 2 hộp thuốc Zin C- Kid tới gặp TS Đặng Văn Chính, Chánh Thanh tra Bộ Y tế thì được cho biết, Bộ Y tế đã tiếp nhận thông tin phản ánh của phóng viên Kienthuc.net.vn về việc có nhiều thực phẩm chức năng được kê trong đơn thuốc của bệnh nhân.
Hai hộp ZinC-Kid về cơ bản giống nhau, của hai nhà sản xuất khác nhau, vậy tại sao họ không kiện nhau? Những hộp này chắc chắn có vấn đề và cơ quan thanh tra sẽ vào cuộc.
|
Hai hộp Zinc - Kid về cơ bản là giống nhau. |
ThS.BS Lê Thị Kim Thanh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, hiện nay nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng (TPCN) thành phần giống nhau, nhãn mác giống nhau, nhưng cái là thuốc, cái là TPCN. Khi người bệnh nhìn đơn thầy thuốc kê thì không phân biệt được đâu là thuốc, đâu là TPCN.
Nhiều loại chẳng phải là thuốc, cũng chẳng phải TPCN mà lại được kê trong danh mục vật tư y tế. Cơ quan quản lý cần kiểm soát lại khâu cấp phép để tránh chồng chéo.
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội khẳng định: Dù tên giống nhau nhưng TPCN và thuốc vẫn khác nhau. Thuốc có thành phần và cách sử dụng cụ thể, dùng để bổ sung trực tiếp trong điều trị bệnh. Còn TPCN hỗ trợ điều trị, tức là có thể dùng, có thể không. Người bệnh cần có kiến thức để mua được đúng thứ mình cần.
TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư nêu ý kiến: Nếu sản phẩm TPCN và thuốc như ZinC-Kid dễ gây nhầm lẫn thì nhà sản xuất nên thay đổi tên để tránh nhầm cho người bệnh.
Ông Đoàn Tử Tích Phước, Phó Trưởng ban Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay có nhiều sản phẩm đăng ký là thuốc cũng được, là TPCN cũng được.
Sự nhập nhằng này đôi khi khiến bác sĩ cũng có thể nhầm lẫn khi kê cho bệnh nhân, huống chi người bệnh sử dụng. Vì vậy, cơ quan quản lý cần cấm nhãn mác, bao bì giống hệt nhau đối với hai sản phẩm khác nhau để không thiệt hại cho người bệnh.
Nhóm phóng viên Y tế (thực hiện)
[links()]