Viêm mũi, họng dễ dẫn tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Google News

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất hay gặp ở trẻ em, đứng hàng thứ 3 sau các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất hay gặp ở trẻ em, đứng hàng thứ 3 sau các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa.
 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
 
Vi khuẩn thường gặp là liên cầu khuẩn bêta tan máu nhóm A, tuýp 12. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng hai đường. Thứ nhất, qua đường hô hấp gây viêm long đường hô hấp trên (viêm mũi, họng), theo đường máu gây viêm đường tiết niệu. Thứ hai, vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể theo ngược dòng tiết niệu gây viêm.
 
Bệnh biểu hiện cấp và mạn tính. Viêm cấp tính gặp nhiều ở trẻ dưới 1 tuổi. Ở thể nhẹ, bệnh nhi không sốt hay sốt ít. Nước tiểu đục, có mủ và nhiều vi khuẩn. Ở thể trung bình, trẻ da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, gầy yếu, thường tiêu chảy, sốt cao 39 độ C kéo dài nhiều ngày. Tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, mất nước rõ. Trẻ đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có mủ. Trẻ trên 1 tuổi thường bị sốt cao 39 - 40 độ C, hay tiểu lỏng, tiểu buốt ở vùng tiết niệu, lan tràn toàn thân, tiểu rắt từng giọt, không thành tia, nước tiểu đục, có nhiều vi khuẩn.

Từ thể cấp tính nếu không được phát hiện điều trị sớm, khỏi bệnh dứt điểm bệnh sẽ chuyển thành thể mạn tính. Thể này rất khó chữa. Bệnh nhi bị sốt cao, nhiệt độ dao động, sáng 39 độ C, chiều 40 độ C kéo dài nhiều tuần liền. Bệnh nhi da xanh xao thường hoa mắt, chóng mặt, người gầy yếu, sút cân. Chứng tiểu rắt kéo dài không khỏi, nước tiểu rắt từng giọt, không thành tia. Nước tiểu đục có mủ, có vi khuẩn...
 
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ sẽ dần dần làm hỏng bàng quang, niệu quản, rồi tàn phá thận. Bệnh lặp lại nhiều lần sẽ làm hỏng thận, gây ra sẹo thận, suy thận. Đặc biệt, đối với các bé trai, tình trạng này có thể gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ sinh sản sau này.

Khi bị bệnh bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện. Cần cho trẻ nằm nghỉ tại giường, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng như sữa, cháo, súp, thịt và hoa quả (cam, chuối, xoài, na...). Để phòng tránh và chữa khỏi bệnh viêm long đường hô hấp trên thì không để trẻ lăn lê bò toài dưới đất, cát bẩn, dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo.

BS Nguyễn Anh Hoàng (Bệnh viện E)
 

Bình luận(0)