Đó là cây thuốc sống ký sinh trên cây xoan mà từ nhỏ ông Cảnh đã cùng mẹ đi hái, chặt và chữa bệnh cho nhiều người về viêm đại tràng.
- Bước chân vào phòng thuốc của gia đình ông Nông Văn Cảnh, số 98 Trần Bình, Mai Dịch, Hà Nội, ngoài những hộp thuốc thân quen trong Đông y như xương truật, trần bì, đương quy... trên nóc tủ luôn chứa những túi nilon to, được đóng gói kín. "Bảo bối" này của người Tày là cây thuốc sống ký sinh trên cây xoan mà từ nhỏ ông Cảnh đã cùng mẹ đi hái, chặt và chữa bệnh cho nhiều người về viêm đại tràng.
Được mọi người biết đến dù chưa một lần quảng cáo
Đại tá Nông Văn Cảnh sinh ra và lớn lên ở vùng núi Cao Bằng, dân tộc Tày, bố là liệt sĩ. Từ nhỏ ông đã học nghề thuốc từ mẹ ông. Đi qua cây thuốc nào bà đều chỉ cho ông tên loại thuốc và công dụng của nó. Sau đó, về nhà ông thường chặt thuốc, giúp mẹ chữa bệnh cho gia đình và cho những người thân quen trong bản không lấy tiền.
Khi được sang Trung Quốc học rồi được phân về Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công an, ông vẫn không quên vận dụng các bài thuốc cổ phương của người Tày năm xưa để chữa bệnh. Trong hàng chục thể bệnh ông chữa, bệnh viêm đại tràng mạn tính có hiệu quả đặc biệt, được mọi người biết tới dù chưa một lần quảng cáo.
|
Ông Cảnh được mọi người biết đến nhờ bài thuốc chữa viêm đại tràng. |
"Thuốc" mọc theo phân con "quạ trắng"
Nắm thuốc được bọc trong giấy bóng gồm lá, rễ và thân cây đã được sao khô, ông Cảnh cầm và chia sẻ, đây là ký sinh cây xoan, vị thuốc của người Tày mà từ nhỏ ông đã cùng mẹ đi hái, chặt và chữa bệnh cho nhiều người về viêm đại tràng. Nó là vị thuốc chính trong bài thuốc chữa đại tràng của ông.
Tuy nhiên, chỉ có cây xoan vùng núi Cao Bằng mới có hiệu quả, còn ở các vùng lân cận Hà Nội cũng có cây xoan, nhưng không có tầm gửi hoặc có nhưng không đúng loại mà người bệnh cần. Bởi lẽ, vùng miền núi Cao Bằng, nơi giáp Bắc Kạn có một loài chim rất giống quạ nhưng màu trắng, mỏ đỏ thường kiếm ăn trên cây xoan có tầm gửi mọc. Trong quá trình kiếm ăn, nó thải phân từ cây này sang cây khác khiến cây tầm gửi mới cứ mọc ra.
Điều đặc biệt là, khi chặt, hái cây tầm gửi thì chỉ nên hái vào buổi sáng và lúc chiều tà. Lý giải cho điều này ông cười: "Tôi không thể lý giải khoa học, chỉ biết kinh nghiệm dân gian là thế. Ngày trước, mọi người thường dùng vỏ cây xoan để chữa giun và tầm gửi để chữa viêm đại tràng".
|
Ông Cảnh đang khám cho bệnh nhân. |
3 "kết" trong một bài thuốc
Cho đến giờ, hơn 40 năm theo nghề y học ông cũng không nhớ mình đã chữa được cho bao nhiêu người bệnh. Trong số đó có bệnh nhân Nguyễn Văn Chính (43 tuổi, An Lư, Hải Phòng), vốn là dân công trình, anh uống rượu và thường ăn uống tạm bợ. Mấy năm gần đây, khi về sống cùng gia đình anh không dám ăn tôm, cá, thịt chó vì cứ "động đũa" là đi ngoài. Anh đi khám, bác sĩ kết luận viêm đại tràng mạn tính, điều trị bằng thuốc nhưng chỉ được vài tháng lại tái phát. Sau khi điều trị 7 thang thuốc của đại tá Cảnh, 4 năm anh chưa bị lại và hiện tượng đau bụng không còn.
Bài thuốc chữa viêm đại tràng của ông Nông Văn Cảnh vận dụng 3 phương châm kết hợp là y học cổ truyền - kinh nghiệm dân gian - thuốc bí truyền của người Tày. Vì thế, sau khi thăm khám cho bệnh nhân, theo lý luận, ông phân ra các thể bệnh như viêm đại tràng xuất phát từ rối loạn hệ tiêu hóa, từ co thắt đại tràng, từ ỉa chảy thường xuyên... để có bài thuốc riêng cho từng người, nhưng đều chung một vị chính là tầm gửi cây xoan.
"Người thầy thuốc cần chú ý kiện tỳ, bổ thận và cố sáp cho bệnh nhân, tức là làm cho thận tốt, tỳ vị không còn rối loạn tiêu hóa, mất hiện tượng phân lỏng. Trước kia, người Tày chưa biết các vị thuốc theo y học cổ truyền thì họ bị viêm đại tràng chỉ cần uống nắm lá tầm gửi cây xoan như uống nước chè một thời gian sẽ khỏi bệnh. Khi ông có kiến thức y học, ông thêm những vị thuốc như xương truật, tục đoạn, hoàng kỳ... thì bệnh nhân có hiệu quả hơn, chỉ cần uống 5 - 7 thang bệnh đã có tiến triển rõ, thậm chí đẩy lùi", ông Cảnh cho hay.
Ký sinh cây xoan trong dân gian dùng chữa chứng tiêu, nghĩa là tiêu độc, tiêu u và kháng viêm nhưng phải dùng đúng liều lượng không dễ gây độc. Ký sinh cây xoan ở đâu cũng giống nhau cả, chỉ khác là điều kiện mọc ở vùng miền núi cho cây phát triển tốt hơn bởi đất rộng, trồng được nhiều cây lâu năm, ký sinh sẽ phát triển hơn ở vùng đồng bằng.
Lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy, Hà Nội) |
Phạm Hằng
[links()]