|
Ảnh minh họa. |
Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung như tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động; phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép.
Phạt 40 triệu đến 50 triệu đồng nếu quảng cáo thuốc lá; quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Hành vi quảng cáo sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục sẽ bị phạt 70 triệu đến 100 triệu đồng.
Với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây: Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có); khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Đối với các dịch vụ quảng cáo khác cũng được Nghị định này thắt chặt. Nghị định quy định, quảng cáo trong chương trình thời sự sẽ bị phạt 50 triệu đến 100 triệu đồng. Quảng cáo quá hai lần trong mỗi chương trình phim truyện trên đài truyền hình; quá bốn lần trong mỗi chương trình vui chơi, giải trí, quá 5 phút trong các chương trình này cũng bị phạt mức tiền tương tự. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự, sẽ bị phạt 10 triệu đến 20 triệu đồng…
Các quy định về quảng cáo được ban hành tại Nghị định số 181/2013/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.