Phương pháp mới: Dẫn lưu điều trị viêm tụy hoại tử

Google News

Phương pháp đơn giản này có thể thay thế cho một cuộc phẫu thuật phức tạp.

- Phương pháp dẫn lưu để chọc ổ áp xe khi bị viêm tụy hoại tử đã được áp dụng thành công cho nhiều bệnh nhân tại Bệnh viện 103. Phương pháp đơn giản này có thể thay thế cho một cuộc phẫu thuật phức tạp.

TS Dũng đang thực hiện dẫn lưu chọc ổ áp xe cho anh Vịnh.
TS Dũng đang thực hiện dẫn lưu chọc ổ áp xe cho anh Vịnh.

Bệnh nhân Nguyễn Huy Vịnh (53 tuổi, trú tại Can Lộc, Hà Tĩnh) thi thoảng có sử dụng rượu, bia. Trước khi nhập viện, bệnh nhân có đi ăn giỗ tại quê. 4 tiếng sau, bệnh nhân có hiện tượng sốt. Vì vừa đi trời mưa về nên gia đình nghĩ bệnh nhân bị cảm, tự điều trị theo người bị cảm.
 
Khi anh Vịnh điều trị thuốc cảm không thấy đỡ, mà bụng cứ trướng như người đầy hơi, khó tiêu thì lại nghĩ là bị rối loạn tiêu hóa và điều trị theo nghi ngờ đó. Chỉ tới khi anh sốt liên tục trong 10 ngày, sụt giảm cân nhiều thì gia đình đưa anh tới Bệnh viện 103.
 
Sau khi siêu âm, xét nghiệm, các bác sĩ đã kết luận anh bị viêm tụy hoại tử cần dẫn lưu, chọc áp xe. Ngay sau đó, bệnh nhân Vịnh đã được dẫn lưu chọc áp xe ra 70ml dịch toàn màu nâu của mủ. Khi bác sĩ hút dịch tới đâu, bệnh nhân cảm thấy nhẹ bụng tới đó.

TS Đặng Việt Dũng, Trưởng khoa Ngoại bụng, Bệnh viện 103 cho biết, nếu trước đây, bệnh nhân bị viêm tụy hoại tử thì thường được phẫu thuật, cắt bỏ chỗ hoại tử. Bệnh nhân sẽ tốn kém và có thể bị biến chứng từ viêm phúc mạc khu trú thành viêm phúc mạc toàn thân, ảnh hưởng đến tính mạng và cơ quan nội tạng.
 
Những bệnh nhân bị viêm tụy hoại tử thường do sau chấn thương, sau cuộc phẫu thuật lớn hoặc bị nhiễm khuẩn từ một bữa ăn uống thịnh soạn. Bệnh nhân sẽ bị đau vùng thượng vị là nhẹ nhất, nặng nhất là hoại tử tụy.
 
Thực hiện phương pháp này các bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ, sát trùng, dẫn lưu chọc ổ áp xe có sự "chỉ đường" của siêu âm để xác định vị trí ổ áp xe, tránh chọc vào mạch máu, sau đó đưa kim chọc vào trúng điểm lấy dịch ra. Tổ chức tụy hoại tử được mủn ra cùng với dịch. Bệnh nhân được thay, rửa và theo dõi hằng ngày cho tới khi hút hết dịch. Phương pháp này có thể dùng được cho cả bệnh nhân áp xe đường mật, áp xe ruột thừa...     
     
P.Hằng (ghi)
[links()]

Bình luận(0)