Mikoyan MiG-29 "Fulcrum" là một trong những mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 hiện đại trên thế giới hiện nay. Nó được thiết kế và chế tạo bởi Phòng thiết kế Mikoyan với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 6/10/1977.Tính cho tới thời điểm hiện tại đã có hơn 1.600 chiếc chiến đấu cơ MiG-29 được chế tạo và có 900 chiếc trong số đó được xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.Những chiếc tiêm kích MiG-29 đầu tiên được Không quân Liên Xô đưa vào trang bị từ 1983 và sau này là Không quân Nga. Trong suốt thời gian hoạt động gần 40 năm của mình, MiG-29 được Mikoyan phát triển với nhiều biến thể khác nhau trong đó có cả biến thể tiêm kích trên hạm MiG-29K.Lịch sử ra đời của MiG-29 tương tự như của máy bay tiêm kích Sukhoi Su-27 "Flanker". Thời điểm đó, giới tướng lĩnh Liên Xô lúc đó muốn phát triển một mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới để có thể đối trọng với chương trình phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến ‘F-X’ của Không quân Mỹ và sau này được biết tới như những chiếc máy bay tiêm kích đa nhiệm F-15.Nguyên mẫu đầu tiên của MiG-29 là MiG-29A được giới thiệu vào năm 1974 và phải mất ba năm sau đó nó mới thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mìnhTuy nhiên, sau đó chương trình phát triển MiG-29 bị trì hoãn liên tục do các nguyên mẫu MiG-29 tiếp theo liên tục gặp sự cố về hệ thống động cơ đẩy phản lực. Bất chấp rủi ro trên biến thể MiG-29B vẫn được Không quân Liên Xô đưa vào trang bị.Hiện nay Nga là quốc gia sở hữu phi đội MiG-29 đông nhất thế giới với hơn 370 chiếc trong đó Không quân Nga nắm giữ 260 chiếc và Hải quân Nga là 110 chiếc.Trong suốt thời gian hoạt động của mình, MiG-29 từng tham gia nhiều cuộc xung đột khác nhau trong đó nổi bật nhất là Chiến tranh Kosovo giữa Khối quân sự NATO và Không quân Liên bang Nam Tư.Dù trải qua nhiều chương trình nâng cấp khác nhau nhưng MiG-29 vẫn bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả và lỗi thời hơn các dòng máy bay chiến đấu khác của Nga hiện tại.MiG-29 có trọng lượng cất cánh tối đa là 16.8 tấn, nó có thể mang theo tới 3.5 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không và bom, bên cạnh đó nó còn được trang bị một pháo GSh-30-1 30mm.Trong ảnh là một chiếc MiG-29 với các loại tên lửa không đối không mà nó có thể được trang bị gồm R-27, Kh-31, R-73...Sức mạnh của MiG-29 nằm ở hai động cơ đẩy Klimov RD-33 có công suất 18,300 lbf mỗi chiếc, nó có thể bay với tốc độ tối đa lên tới 2.400km/h tức gấp 2.2 lần vận tốc âm thanh với tầm hoạt động hiệu quả là 1.430km.Một chiếc MiG-29 của Không quân Nga được trưng bày tại một triển lãm hàng không do nước này tổ chức.Những chiếc MiG-29 của Không quân Kazakhstan mang theo các ống phóng rocket phóng loạt S-8 hoặc S-24.
Mikoyan MiG-29 "Fulcrum" là một trong những mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 hiện đại trên thế giới hiện nay. Nó được thiết kế và chế tạo bởi Phòng thiết kế Mikoyan với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 6/10/1977.
Tính cho tới thời điểm hiện tại đã có hơn 1.600 chiếc chiến đấu cơ MiG-29 được chế tạo và có 900 chiếc trong số đó được xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Những chiếc tiêm kích MiG-29 đầu tiên được Không quân Liên Xô đưa vào trang bị từ 1983 và sau này là Không quân Nga. Trong suốt thời gian hoạt động gần 40 năm của mình, MiG-29 được Mikoyan phát triển với nhiều biến thể khác nhau trong đó có cả biến thể tiêm kích trên hạm MiG-29K.
Lịch sử ra đời của MiG-29 tương tự như của máy bay tiêm kích Sukhoi Su-27 "Flanker". Thời điểm đó, giới tướng lĩnh Liên Xô lúc đó muốn phát triển một mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới để có thể đối trọng với chương trình phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến ‘F-X’ của Không quân Mỹ và sau này được biết tới như những chiếc máy bay tiêm kích đa nhiệm F-15.
Nguyên mẫu đầu tiên của MiG-29 là MiG-29A được giới thiệu vào năm 1974 và phải mất ba năm sau đó nó mới thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình
Tuy nhiên, sau đó chương trình phát triển MiG-29 bị trì hoãn liên tục do các nguyên mẫu MiG-29 tiếp theo liên tục gặp sự cố về hệ thống động cơ đẩy phản lực. Bất chấp rủi ro trên biến thể MiG-29B vẫn được Không quân Liên Xô đưa vào trang bị.
Hiện nay Nga là quốc gia sở hữu phi đội MiG-29 đông nhất thế giới với hơn 370 chiếc trong đó Không quân Nga nắm giữ 260 chiếc và Hải quân Nga là 110 chiếc.
Trong suốt thời gian hoạt động của mình, MiG-29 từng tham gia nhiều cuộc xung đột khác nhau trong đó nổi bật nhất là Chiến tranh Kosovo giữa Khối quân sự NATO và Không quân Liên bang Nam Tư.
Dù trải qua nhiều chương trình nâng cấp khác nhau nhưng MiG-29 vẫn bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả và lỗi thời hơn các dòng máy bay chiến đấu khác của Nga hiện tại.
MiG-29 có trọng lượng cất cánh tối đa là 16.8 tấn, nó có thể mang theo tới 3.5 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không và bom, bên cạnh đó nó còn được trang bị một pháo GSh-30-1 30mm.
Trong ảnh là một chiếc MiG-29 với các loại tên lửa không đối không mà nó có thể được trang bị gồm R-27, Kh-31, R-73...
Sức mạnh của MiG-29 nằm ở hai động cơ đẩy Klimov RD-33 có công suất 18,300 lbf mỗi chiếc, nó có thể bay với tốc độ tối đa lên tới 2.400km/h tức gấp 2.2 lần vận tốc âm thanh với tầm hoạt động hiệu quả là 1.430km.
Một chiếc MiG-29 của Không quân Nga được trưng bày tại một triển lãm hàng không do nước này tổ chức.
Những chiếc MiG-29 của Không quân Kazakhstan mang theo các ống phóng rocket phóng loạt S-8 hoặc S-24.