Tìm hiểu con đường xâm lấn của tế bào ung thư là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học. Tuy nhiên, cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn được cơ chế này.
Có quan điểm cho rằng, tế bào ung thư tiết ra một loại men đặc biệt. Đây là loại men có thể hòa tan và hủy hoại các tổ chức xung quanh như hạch bạch huyết hay tiểu huyết quản. Nó phá hủy bức bình phong che chở xung quanh để cho tế bào ung thư “di cư” được dễ dàng hơn. Mặt khác, các nhà khoa học cũng chỉ ra kết cấu bề mặt tế bào ung thư có lực kết dính tương đối nhỏ, lỏng lẻo khiến các tế bào dễ tách khỏi “đồng bọn” và di chuyển đến vị trị khác.Sự di căn của tế bào ung thư được thực hiện theo hai con đường chính là đường bạch huyết và đường máu.
Bạch huyết quản tương tự như huyết quản nhưng trong suốt, nó có mặt ở hầu hết các bộ phận của cơ thể. Sau khi tế bào ung thư thâm nhập vào bạch huyết quản, dịch bạch huyết chảy đến hạch bạch huyết gần đó. Lúc này, hạch bạch huyết giống như trạm kiểm soát có chức năng ngăn chặn tế bào ung thư di căn. Kết quả là, tế bào ung thư tạm thời trú ngụ ở đây, sinh trưởng và phân chia. Đến một mức độ nào đó, chúng sẽ phá tan hạch bạch huyết rồi di chuyển đến hạch bạch huyết gần đó. Thể tích của hạch bạch huyết mà tế bào ung thư xâm lấn có xu hướng to và cứng hơn nhiều so với bình thường.Một cách khác là, tế bào ung thư sau khi phá hủy bức thành bảo vệ của tiểu huyết quản sẽ di căn theo đường máu. Theo đó, tế bào ung thư nhanh chóng đi khắp cơ thể và ảnh hưởng đến diện rộng.Các bộ phận thường bị tế bào ung thư “hỏi thăm” nhất là phổi, xương và gan. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chúng có thể xâm lấn ở những bộ phận khác.
Tìm hiểu con đường xâm lấn của tế bào ung thư là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học. Tuy nhiên, cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn được cơ chế này.
Có quan điểm cho rằng, tế bào ung thư tiết ra một loại men đặc biệt. Đây là loại men có thể hòa tan và hủy hoại các tổ chức xung quanh như hạch bạch huyết hay tiểu huyết quản. Nó phá hủy bức bình phong che chở xung quanh để cho tế bào ung thư “di cư” được dễ dàng hơn.
Mặt khác, các nhà khoa học cũng chỉ ra kết cấu bề mặt tế bào ung thư có lực kết dính tương đối nhỏ, lỏng lẻo khiến các tế bào dễ tách khỏi “đồng bọn” và di chuyển đến vị trị khác.
Sự di căn của tế bào ung thư được thực hiện theo hai con đường chính là đường bạch huyết và đường máu.
Bạch huyết quản tương tự như huyết quản nhưng trong suốt, nó có mặt ở hầu hết các bộ phận của cơ thể. Sau khi tế bào ung thư thâm nhập vào bạch huyết quản, dịch bạch huyết chảy đến hạch bạch huyết gần đó. Lúc này, hạch bạch huyết giống như trạm kiểm soát có chức năng ngăn chặn tế bào ung thư di căn.
Kết quả là, tế bào ung thư tạm thời trú ngụ ở đây, sinh trưởng và phân chia. Đến một mức độ nào đó, chúng sẽ phá tan hạch bạch huyết rồi di chuyển đến hạch bạch huyết gần đó. Thể tích của hạch bạch huyết mà tế bào ung thư xâm lấn có xu hướng to và cứng hơn nhiều so với bình thường.
Một cách khác là, tế bào ung thư sau khi phá hủy bức thành bảo vệ của tiểu huyết quản sẽ di căn theo đường máu. Theo đó, tế bào ung thư nhanh chóng đi khắp cơ thể và ảnh hưởng đến diện rộng.
Các bộ phận thường bị tế bào ung thư “hỏi thăm” nhất là phổi, xương và gan. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chúng có thể xâm lấn ở những bộ phận khác.