Nghi lễ rạch mặt (The scarifications) được xem là thiêng liêng của người Benin, một đất nước phía Tây châu Phi. Nghi lễ The scarifications có nguồn gốc sâu xa từ văn hóa châu Phi. Người ta quan niệm rằng rạch mặt giúp một số bộ lạc tránh ách thống trị dưới chế độ nô lệ, bởi vì những người đi xâm chiếm cho rằng, những khuôn mặt sẹo không phải là dấu hiệu sức khỏe tốt. Ngày nay, nghi thức này được xem là có ý nghĩa tượng trưng đặc biệt, được sử dụng để đánh dấu bước trưởng thành của con người......nó cũng được xem là dấu hiệu của một ngôi làng, bộ tộc hay gia tộc. Nghi lễ này thường được thực hiện trước khi đứa trẻ đến tuổi vị thành niên. Các vết rạch thường được thực hiện bằng các dụng cụ sắc nhọn ở má, dưới mũi và cằm... Họ cũng cho rằng nghi lễ rạch mặt này có thể nhắc các thế hệ sau biết về lịch sử gia đình mình.Tuy nhiên, nghi lễ này đang ngày càng trở nên hiếm hoi ở châu Phi, tại Benin, nó gần như biến mất ở các đô thị lớn, do nhận thức của người dân ngày càng nâng cao. Nhiều chiến dịch cũng đang được thực hiện để tuyên truyền cho người dân nguy cơ nhiễm trùng, tổn hại sức khỏe của nghi lễ rùng rợn này, đặc biệt là HIV và uốn ván. Khuôn mặt đứa trẻ đã lành sẹo sau khi thực hiện xong nghi lễ rạch mặt. Những đứa trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ trước và sau nghi lễ đau đớn này. Những hoa văn mà các thầy mo sẽ tiến hành khắc lên mặt. Vết sẹo được xem là dấu hiệu đặc biệt trên khuôn mặt một người đàn ông trưởng thành. Thầy mo, người già nhất làng sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện nghi lễ này.
Nghi lễ rạch mặt (The scarifications) được xem là thiêng liêng của người Benin, một đất nước phía Tây châu Phi.
Nghi lễ The scarifications có nguồn gốc sâu xa từ văn hóa châu Phi.
Người ta quan niệm rằng rạch mặt giúp một số bộ lạc tránh ách thống trị dưới chế độ nô lệ, bởi vì những người đi xâm chiếm cho rằng, những khuôn mặt sẹo không phải là dấu hiệu sức khỏe tốt.
Ngày nay, nghi thức này được xem là có ý nghĩa tượng trưng đặc biệt, được sử dụng để đánh dấu bước trưởng thành của con người...
...nó cũng được xem là dấu hiệu của một ngôi làng, bộ tộc hay gia tộc.
Nghi lễ này thường được thực hiện trước khi đứa trẻ đến tuổi vị thành niên. Các vết rạch thường được thực hiện bằng các dụng cụ sắc nhọn ở má, dưới mũi và cằm...
Họ cũng cho rằng nghi lễ rạch mặt này có thể nhắc các thế hệ sau biết về lịch sử gia đình mình.
Tuy nhiên, nghi lễ này đang ngày càng trở nên hiếm hoi ở châu Phi, tại Benin, nó gần như biến mất ở các đô thị lớn, do nhận thức của người dân ngày càng nâng cao.
Nhiều chiến dịch cũng đang được thực hiện để tuyên truyền cho người dân nguy cơ nhiễm trùng, tổn hại sức khỏe của nghi lễ rùng rợn này, đặc biệt là HIV và uốn ván.
Khuôn mặt đứa trẻ đã lành sẹo sau khi thực hiện xong nghi lễ rạch mặt.
Những đứa trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ trước và sau nghi lễ đau đớn này.
Những hoa văn mà các thầy mo sẽ tiến hành khắc lên mặt.
Vết sẹo được xem là dấu hiệu đặc biệt trên khuôn mặt một người đàn ông trưởng thành.
Thầy mo, người già nhất làng sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện nghi lễ này.