Gia tăng bệnh nhi viêm xoang do đi bơi

Google News

Nhiều trẻ sau khi đi bơi 1 - 2 tuần đã bị viêm xoang gây sưng mặt, mờ mắt... Việc không biết cách phòng tránh sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

- Nhiều trẻ sau khi đi bơi 1 - 2 tuần đã bị viêm xoang gây sưng mặt, mờ mắt... Việc không biết cách phòng tránh sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
 
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Trưởng phòng khám Tai mũi họng Bệnh viện Hồng Hà, hè năm nay số bệnh nhi bị viêm xoang do đi bơi tăng nhiều hơn so với mọi năm. Mỗi ngày trung bình có khoảng 5 - 7 ca tới khám, đa phần là trẻ từ 5 - 17 tuổi.
 
Đặc biệt, có trên 100 trẻ bị nặng như đau đầu, sưng nửa mặt, mờ mắt, không thở được, viêm đa xoang, mủ nhiều... phải thực hiện điều trị từ 15 - 30 ngày. Nguyên nhân là do, các bể bơi đều trong tình trạng quá tải nên môi trường nước hồ bơi rất dễ bị ô nhiễm, trẻ dễ mắc nhiều bệnh, nhất là các bệnh về tai mũi họng như viêm họng, viêm mũi, viêm mũi xoang, viêm tai...
 
Nội soi khám viêm xoang trẻ em.
Nội soi khám viêm xoang trẻ em.


Bởi mũi họng được xem như là cửa ngõ chính của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên ở những hồ bơi không đảm bảo điều kiện vệ sinh, nước hồ bơi có thể chứa những chất thải do một số người kém ý thức khi đi bơi thải ra (như đàm dãi, nước mũi, thậm chí là cả nước tiểu...) dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tai mũi họng, bệnh mắt, bệnh ngoài da...

Trong khi đó, khi trẻ đi bơi về bị ngứa mũi, nhảy mũi... cha mẹ dễ bỏ qua, không phát hiện và điều trị sớm đến khi đau đầu, mờ mắt... đi khám thì xoang đã lan rộng khắp nơi.

Trước khi bơi cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như đồ bơi, phao bơi, mũ bơi, kính bơi, nút tai, khăn bông, dầu gội, xà phòng tắm, nước muối sinh lý nhỏ mắt, súc họng, không ăn no trước khi bơi. Khi bơi xong nên xì mũi nhẹ cho nước trong mũi ra sạch. Nên xì mũi đúng cách gồm: Bịt một lỗ mũi này và xì nhẹ lỗ mũi kia rồi làm ngược lại. Không nên bịt cả 2 lỗ cùng một lúc để xì mũi.
 
Tránh gây ù tai hoặc làm nguồn viêm nhiễm từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai gây viêm tai giữa cấp. Lau khô vành tai và cửa tai. Không nên dùng bông gòn ngoáy tai sẽ gây trầy xước, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây nhiễm trùng da ống tai ngoài. Nếu nước vào tai, chỉ cần nghiêng đầu, lắc nhẹ và kéo nhẹ vành tai tạo đường thẳng cho nước chảy ra ngoài.            
 
Nhật Hà (ghi)
[links()]
 

Bình luận(0)