Rạng sáng 24/3, Quân đội Ukraine mở cuộc tấn công bất ngờ chưa từng có, nhằm vào các cơ sở quân sự của Nga trên bán đảo Crimea. Trong hoạt động chung được lên kế hoạch tỉ mỉ này, lực lượng không quân, hải quân, lực lượng đặc biệt và các cơ quan an ninh Ukraine đã hợp tác với nhau, thực hiện nhiệm vụ tương ứng của mình.Làn sóng tấn công đầu tiên là đội hình 12 máy bay chiến đấu Ukraine, trong đó có máy bay tiêm kích bom Su-24 thực hiện nhiệm vụ ở độ cao cực thấp, nhằm xuyên thủng mạng lưới phòng không dày đặc của Nga ở khu vực phía nam Ukraine.Lúc này các máy bay chiến đấu MiG-29 cũng gánh vác trách nhiệm nặng nề, khi làm nhiệm vụ phóng tên lửa chống bức xạ và mồi nhử do Mỹ viện trợ. Mục đích bay thấp và phóng tên lửa mồi nhử, là ngăn chặn hoặc thậm chí vô hiệu hóa mạng lưới tên lửa phòng không của Nga.Để đảm bảo an toàn cho đội hình máy bay tấn công ném bom, máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 đóng vai trò hộ tống với lớp giáp dày và khả năng hoạt động vượt trội. Trong hoạt động này, các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã cất cánh theo đợt từ một số sân bay.Trong số sân bay mà máy bay Ukraine thực hiện cất cánh tham gia cuộc tấn công, có sân bay Starokonstantinov và sân bay Odessa, dù đã bị tên lửa và UAV tự sát của Nga tàn phá nghiêm trọng, vẫn đứng vững và phục vụ tốt cho cuộc tấn công.Máy bay tiêm kích bom Su-24 của Ukraine đã sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất để tấn công; trong khi tiêm kích MiG-29 có nhiệm vụ phóng mồi nhử cỡ nhỏ ADM-160 của Mỹ, để đánh lừa lực lượng phòng không Nga. Tên lửa mồi nhử ADM-160 có khả năng cài sẵn đường bay, mô phỏng quỹ đạo bay của tên lửa hành trình trên khu vực mục tiêu và thu hút hiệu quả hỏa lực của hệ thống phòng không đối phương. Đồng thời, bom mồi nhử còn được trang bị thiết bị đối phó điện tử chủ động tiên tiến.Ngoài ra, lực lượng tên lửa trên bờ của Ukraine cũng sử dụng tên lửa chống hạm Neptune, để tiến hành các cuộc tấn công tầm xa vào các cơ sở quân sự của Nga ở bán đảo Crimea. Đánh giá chung, đây là màn tấn công tổng lực vào các mục tiêu của Nga ở bán đảo.Theo hãng tin Ukrinform của Ukraine, trong rạng sáng ngày 24/3, Quân đội Ukraine đã phát động 5 đợt tấn công vào bán đảo Crimea. Tên lửa hành trình tầm xa, máy bay không người lái, mồi nhử và tên lửa chống hạm đã được sử dụng. Đợt tấn công đầu tiên của Ukraine là vào Trung tâm chỉ huy của Quân đội Nga ở Sevastopol. Theo những bức ảnh được Nga tiết lộ, tên lửa Ukraine đã xuyên thủng tầng cao nhất của trung tâm chỉ huy, gây ra vụ nổ dữ dội và hư hại cấu trúc bên trong tòa nhà. Trong đợt tấn công thứ hai, tên lửa hành trình của Ukraine nhằm vào hai tàu đổ bộ lớn của Hạm đội Biển Đen đang neo đậu tại quân cảng Crimea. Nhưng theo phân tích hình ảnh vệ tinh, do sự can thiệp hiệu quả của hệ thống tác chiến điện tử của Quân đội Nga, tên lửa đã chệch khỏi quỹ đạo dự kiến vài mét và cuối cùng rơi xuống khu vực bến tàu gần đó. Mục tiêu của đợt tấn công thứ ba của Ukraine là nhà máy sửa chữa tàu của Hạm đội Biển Đen. Thật không may, cả hai tên lửa đều không đạt được mục tiêu tấn công chính xác, một quả trượt mục tiêu và quả còn lại bị phòng không Nga đánh chặn thành công. Cùng lúc đó, Quân đội Ukraine phát động đợt tấn công thứ tư bằng máy bay không người lái tầm cực thấp, nhắm vào một kho dầu ở Crimea. Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Pantsir-S1 của Sư đoàn phòng không 31 tại Crimea đã đánh chặn và bắn hạ thành công 6 UAV tự sát của Ukraine, 3 chiếc khác đã tấn công thành công khu vực kho dầu.Trong đợt tấn công thứ năm, cũng là đợt tấn công cuối cùng Quân đội Ukraine nhằm vào vị trí đóng quân của Lữ đoàn phòng thủ bờ biển độc lập số 126 của Nga đóng tại bán đảo Crimea bằng tên lửa chống hạm Neptune, nhưng không gây nhiều thiệt hại. Như vậy, suốt rạng sáng ngày 24/3, Quân đội Ukraine đã phát động tổng cộng 5 đợt tấn công, phóng hơn 50 tên lửa hành trình, UAV tự sát, mồi nhử và tên lửa chống hạm. Căn cứ Không quân Belbek cũng bị tấn công, 20 sĩ quan Nga được cho là đã bị thương hoặc thiệt mạng tại Trung tâm Chỉ huy Hạm đội Biển Đen. Hãng tin Ukrinform của Ukraine đưa tin, ba máy bay chiến đấu Su-27 của Nga bị hư hại; ngoài ra, hai tàu đổ bộ bị bắn trúng trực tiếp và các cuộc tấn công bằng UAV vào kho dầu ở Crimea đã gây ra những đám cháy lớn.Đánh giá chung, dù cuộc tấn công của Quân đội Ukraine có quy mô lớn, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu như mong đợi về hiệu quả chiến đấu. Một số tên lửa bị chệch hướng, và mặc dù bắn trúng kho dầu nhưng không bắn trúng thùng nhiên liệu chính; tòa nhà chỉ huy quả thực đã bị tấn công, nhưng không có bằng chứng thuyết phục về thông tin cụ thể về thiệt hại của sân bay. Mặc dù Quân đội Ukraine không đạt được đột phá toàn diện trong đợt tấn công này, nhưng điều này phản ánh hệ thống phòng thủ tên lửa và Lực lượng Hàng không Vũ trụ của Nga đã không đảm bảo khả năng bảo vệ hoàn hảo, khi đối phó với các cuộc không kích liên tục cường độ cao như vậy.Khi Ukraine tập trung tấn công đường không và tấn công bằng tên lửa, họ đã né tránh thành công sự đánh chặn của máy bay chiến đấu Su-35 của Nga và thành công khi tiến hành một loạt cuộc tấn công quy mô lớn vào bán đảo Crimea mà không hề bị đánh chặn. Đợt tấn công này của Ukraine cũng cho thấy lỗ hổng về cảnh báo sớm trên không của lực lượng phòng không Nga, khi đã không phát hiện được máy bay Ukraine cất cánh và bay thấp. Có lẽ những chiếc máy bay cảnh báo sớm trên không A-50U của Nga đã ngừng hoạt động (Nguồn ảnh: RIA Novosti, Ukrinform, CNN, Reuters).
Rạng sáng 24/3, Quân đội Ukraine mở cuộc tấn công bất ngờ chưa từng có, nhằm vào các cơ sở quân sự của Nga trên bán đảo Crimea. Trong hoạt động chung được lên kế hoạch tỉ mỉ này, lực lượng không quân, hải quân, lực lượng đặc biệt và các cơ quan an ninh Ukraine đã hợp tác với nhau, thực hiện nhiệm vụ tương ứng của mình.
Làn sóng tấn công đầu tiên là đội hình 12 máy bay chiến đấu Ukraine, trong đó có máy bay tiêm kích bom Su-24 thực hiện nhiệm vụ ở độ cao cực thấp, nhằm xuyên thủng mạng lưới phòng không dày đặc của Nga ở khu vực phía nam Ukraine.
Lúc này các máy bay chiến đấu MiG-29 cũng gánh vác trách nhiệm nặng nề, khi làm nhiệm vụ phóng tên lửa chống bức xạ và mồi nhử do Mỹ viện trợ. Mục đích bay thấp và phóng tên lửa mồi nhử, là ngăn chặn hoặc thậm chí vô hiệu hóa mạng lưới tên lửa phòng không của Nga.
Để đảm bảo an toàn cho đội hình máy bay tấn công ném bom, máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 đóng vai trò hộ tống với lớp giáp dày và khả năng hoạt động vượt trội. Trong hoạt động này, các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã cất cánh theo đợt từ một số sân bay.
Trong số sân bay mà máy bay Ukraine thực hiện cất cánh tham gia cuộc tấn công, có sân bay Starokonstantinov và sân bay Odessa, dù đã bị tên lửa và UAV tự sát của Nga tàn phá nghiêm trọng, vẫn đứng vững và phục vụ tốt cho cuộc tấn công.
Máy bay tiêm kích bom Su-24 của Ukraine đã sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất để tấn công; trong khi tiêm kích MiG-29 có nhiệm vụ phóng mồi nhử cỡ nhỏ ADM-160 của Mỹ, để đánh lừa lực lượng phòng không Nga.
Tên lửa mồi nhử ADM-160 có khả năng cài sẵn đường bay, mô phỏng quỹ đạo bay của tên lửa hành trình trên khu vực mục tiêu và thu hút hiệu quả hỏa lực của hệ thống phòng không đối phương. Đồng thời, bom mồi nhử còn được trang bị thiết bị đối phó điện tử chủ động tiên tiến.
Ngoài ra, lực lượng tên lửa trên bờ của Ukraine cũng sử dụng tên lửa chống hạm Neptune, để tiến hành các cuộc tấn công tầm xa vào các cơ sở quân sự của Nga ở bán đảo Crimea. Đánh giá chung, đây là màn tấn công tổng lực vào các mục tiêu của Nga ở bán đảo.
Theo hãng tin Ukrinform của Ukraine, trong rạng sáng ngày 24/3, Quân đội Ukraine đã phát động 5 đợt tấn công vào bán đảo Crimea. Tên lửa hành trình tầm xa, máy bay không người lái, mồi nhử và tên lửa chống hạm đã được sử dụng.
Đợt tấn công đầu tiên của Ukraine là vào Trung tâm chỉ huy của Quân đội Nga ở Sevastopol. Theo những bức ảnh được Nga tiết lộ, tên lửa Ukraine đã xuyên thủng tầng cao nhất của trung tâm chỉ huy, gây ra vụ nổ dữ dội và hư hại cấu trúc bên trong tòa nhà.
Trong đợt tấn công thứ hai, tên lửa hành trình của Ukraine nhằm vào hai tàu đổ bộ lớn của Hạm đội Biển Đen đang neo đậu tại quân cảng Crimea. Nhưng theo phân tích hình ảnh vệ tinh, do sự can thiệp hiệu quả của hệ thống tác chiến điện tử của Quân đội Nga, tên lửa đã chệch khỏi quỹ đạo dự kiến vài mét và cuối cùng rơi xuống khu vực bến tàu gần đó.
Mục tiêu của đợt tấn công thứ ba của Ukraine là nhà máy sửa chữa tàu của Hạm đội Biển Đen. Thật không may, cả hai tên lửa đều không đạt được mục tiêu tấn công chính xác, một quả trượt mục tiêu và quả còn lại bị phòng không Nga đánh chặn thành công.
Cùng lúc đó, Quân đội Ukraine phát động đợt tấn công thứ tư bằng máy bay không người lái tầm cực thấp, nhắm vào một kho dầu ở Crimea. Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Pantsir-S1 của Sư đoàn phòng không 31 tại Crimea đã đánh chặn và bắn hạ thành công 6 UAV tự sát của Ukraine, 3 chiếc khác đã tấn công thành công khu vực kho dầu.
Trong đợt tấn công thứ năm, cũng là đợt tấn công cuối cùng Quân đội Ukraine nhằm vào vị trí đóng quân của Lữ đoàn phòng thủ bờ biển độc lập số 126 của Nga đóng tại bán đảo Crimea bằng tên lửa chống hạm Neptune, nhưng không gây nhiều thiệt hại.
Như vậy, suốt rạng sáng ngày 24/3, Quân đội Ukraine đã phát động tổng cộng 5 đợt tấn công, phóng hơn 50 tên lửa hành trình, UAV tự sát, mồi nhử và tên lửa chống hạm. Căn cứ Không quân Belbek cũng bị tấn công, 20 sĩ quan Nga được cho là đã bị thương hoặc thiệt mạng tại Trung tâm Chỉ huy Hạm đội Biển Đen.
Hãng tin Ukrinform của Ukraine đưa tin, ba máy bay chiến đấu Su-27 của Nga bị hư hại; ngoài ra, hai tàu đổ bộ bị bắn trúng trực tiếp và các cuộc tấn công bằng UAV vào kho dầu ở Crimea đã gây ra những đám cháy lớn.
Đánh giá chung, dù cuộc tấn công của Quân đội Ukraine có quy mô lớn, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu như mong đợi về hiệu quả chiến đấu. Một số tên lửa bị chệch hướng, và mặc dù bắn trúng kho dầu nhưng không bắn trúng thùng nhiên liệu chính; tòa nhà chỉ huy quả thực đã bị tấn công, nhưng không có bằng chứng thuyết phục về thông tin cụ thể về thiệt hại của sân bay.
Mặc dù Quân đội Ukraine không đạt được đột phá toàn diện trong đợt tấn công này, nhưng điều này phản ánh hệ thống phòng thủ tên lửa và Lực lượng Hàng không Vũ trụ của Nga đã không đảm bảo khả năng bảo vệ hoàn hảo, khi đối phó với các cuộc không kích liên tục cường độ cao như vậy.
Khi Ukraine tập trung tấn công đường không và tấn công bằng tên lửa, họ đã né tránh thành công sự đánh chặn của máy bay chiến đấu Su-35 của Nga và thành công khi tiến hành một loạt cuộc tấn công quy mô lớn vào bán đảo Crimea mà không hề bị đánh chặn.
Đợt tấn công này của Ukraine cũng cho thấy lỗ hổng về cảnh báo sớm trên không của lực lượng phòng không Nga, khi đã không phát hiện được máy bay Ukraine cất cánh và bay thấp. Có lẽ những chiếc máy bay cảnh báo sớm trên không A-50U của Nga đã ngừng hoạt động (Nguồn ảnh: RIA Novosti, Ukrinform, CNN, Reuters).