Cứu bệnh nhân sốc tim nặng nhờ chạy tim phổi nhân tạo

Google News

Với bệnh nhân bị sốc tim nặng gây rối loạn nhịp, suy tuần hoàn, suy hô  hấp, rối loạn đông máu…  thông thường đều tử vong.

- Sau khi sử dụng kỹ thuật chạy tim phổi nhân tạo trong 7 ngày, Khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai (Hà Nội) đã cứu sống được bệnh nhân 61 tuổi.

Ngày 2/3, TS Lê Thị Diễm Tuyết, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai cho biết, ngày 14/2, BV Thái Nguyên chuyển cấp cứu bệnh nhân nam, 61 tuổi, ở Hợp Thịnh, Hiệp Hòa, Bắc Giang xuống trong tình trạng sốc nặng, có rối loạn nhịp tim, biến chứng suy tuần hoàn, suy thận, suy hô hấp, rối loạn đông máu nặng. Dù được đặt máy tạo nhịp tim nhân tạo nhưng tình trạng sốc tim không cải thiện. Trước đây những bệnh nhân bị như vậy hầu hết đều tử vong.

Ngay lập tức, tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được điều trị hỗ trợ các tạng suy bằng hô hấp nhân tạo và tim phổi nhân tạo (tuần hoàn ngoài cơ thể) để hỗ trợ toàn bộ chức năng tim trong 7 ngày. Hiện tại, các chức năng đã trở lại bình thường, tim hồi phục hoàn toàn, bệnh nhân tự đi lại, ăn uống bình thường.
 
 Tỉ lệ thành công của phương pháp này là 50%. Tuy nhiên chi phí điều trị khá lớn,
Hiện bệnh nhân 61 tuổi đã tự đi lại, ăn uống bình thường


TS Tuyết cho biết, kỹ thuật tim phổi nhân tạo mới được BV áp dụng từ 3 năm nay chủ yếu để điều trị cho những bệnh nhân bị tổn thương phổi cấp tính tiến triển nặng do virus, vi khuẩn, đặc biệt là cúm A/H5N1. Bệnh viện mới áp dụng phương pháp này để điều trị cho những trường hợp bệnh nhân bị sốc tim nặng có biến chứng suy đa cơ quan như viêm cơ tim do virus, nhồi máu cơ tim cấp đã được đặt máy tạo nhịp và đặt stent… Tỉ lệ thành công của phương pháp này là 50%.
 
Tuy nhiên, chi phí điều trị bằng phương pháp này khá lớn. Theo đó, chi phí cho một bộ lọc có thể tới 100 triệu đồng, chưa được hỗ trợ BHYT.

N.Hà

Bình luận(0)