The Diplomat vừa đăng tải bài viết có tựa đề "Sao đỏ trên Ấn Độ Dương" với nội dung, Hải quân Trung Quốc đã chứng tỏ được sức mạnh của mình đối với các vùng biển xa như biển Ả Rập.
Theo một bản báo cáo của cơ quan tình báo Ấn Độ, trong năm 2012 có 22 lần tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện ở Ấn Độ Dương. Điều này cho thấy lợi ích quốc gia của Ấn Độ đang bị đe dọa trước sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc.
Còn theo tờ Hindustan Times, tàu ngầm hạt nhân tấn công Trung Quốc xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn ở Ấn Độ Dương.
|
Sự xuất hiện "quá gần" của tàu ngầm Trung Quốc làm Ấn Độ "lo ngay ngáy". |
Trọng tâm của việc triển khai tàu ngầm Trung Quốc là từ vùng Sừng châu Phi cho đến eo biển Malacca và vùng biển phía tây của Australia.
Trong 22 lần xuất hiện ở Ấn Độ Dương, tàu ngầm Trung Quốc đã có lần chỉ cách quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ 90km. Ngoài ra còn 6 lần xuất hiện khác xảy ra ở eo Malacca và 13 lần ở phía nam Sri Lanka. Hai lần cuối cùng xuất hiện ở biển Ả Rập cho thấy tàu ngầm Trung Quốc đã mở rộng diện tích hoạt động của họ tới bờ biển châu Phi.
Báo cáo của tình báo Ấn Độ tin rằng các tàu ngầm của Trung Quốc xuất phát từ Hạm đội Nam Hải nước này. Tháng 5/2012, Hải quân Trung Quốc đã triển khai tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn Type 094 tại căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam. Đây được xem là một phần của chiến lược dài hạn của nước này trong tranh chấp Biển Đông.
Với việc Trung Quốc quản lý cảng Gwadar của Pakistan, Ấn Độ cho rằng nơi này sẽ trở thành một phần trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc. Theo chiến lược này, đường hàng hải sẽ mở rộng từ Trung Quốc tới cảng Sudan qua nhiều điểm nút thắt lớn như eo Mandeb, eo Malacca, eo biển Hormuz và eo Lombok sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh.
Báo cáo cho rằng, sự xâm nhập của tàu ngầm và tàu chiến khác của Trung Quốc vào Gwadar sẽ cung cấp cho hải quân nước này khả năng kiểm soát đối với sự hiện diện tiềm năng trong khu vực.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: