Trung Quốc bắt đầu quan tâm tới dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M từ cuối những năm 1980, chỉ ít lâu sau khi Liên Xô đưa các đơn vị Tu-22M. Dẫu cho quan hệ giai đoạn này không mấy tốt đẹp, Trung Quốc vẫn tỏ rõ ý định mua Tu-22M từ Liên Xô bất chấp những cái lắc đầu từ Moscow.Sau khi Liên Xô sụp đổ, cơ hội Trung Quốc sở hữu máy bay ném bom Tu-22M quay lại trở lại, khi vào năm 1992 Tupolev nơi sản xuất T-22M bắt đầu lên kế hoạch xuất khẩu dòng máy bay ném bom chiến lược này. Nhưng phải hơn 20 năm sau đó, vào năm 2013 Trung Quốc mới chính thức tiếp cận được Tu-22M, trong khi đó Không quân Nga đã bắt đầu chuyển sang biến thể Tu-22M3. Trong ảnh là một công nhân trong dây chuyền nâng cấp Tu-22M cho Không quân Nga.Trong thời gian này có một số báo cáo cho rằng Trung Quốc đã đặt mua ít nhất 36 chiếc Tu-22M3 từ Tupolev và số máy bay này được Trung Quốc gọi với tên mã là H-10. Đi kèm với hợp đồng này là việc chuyển giao công nghệ của Tu-22M3 cho Trung Quốc cho phép nước này có thể tự lắp ráp Tu-22M3 trong nước.Nhưng dường như Tu-22M3 không có duyên với Trung Quốc khi một lần nữa Nga từ chối bán dòng máy bay ném bom này cho Bắc Kinh và các thông tin trước đó được đưa ra theo Rosoboronexport (Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga) đều hoàn toàn vô căn cứ và không có chuyện Nga chuyển giao Tu-22M3 cho Trung Quốc.Thất bại với kế hoạch mua Tu-22M3, Trung Quốc buộc phải tiếp tục phát triển H-6K vốn là biến thể nội địa hóa của nước này từ dòng máy bay ném bom tầm xa Tu-16 do Liên Xô chế tạo trước đây. Trong ảnh là một chiếc Tu-22M của Nga được nâng cấp lên biến thể Tu-22M3.Nếu so sánh thì Tu-22M3 mới là mẫu máy bay ném bom chiến lược mà Không quân Trung Quốc cần tới chứ không phải H-6K để xây dựng lực lượng không quân chiến lược tầm xa. Với khả năng tác chiến tấn công mặt đất lẫn trên biển Tu-22M3 là lựa chọn không thể tốt hơn cho chiến lược phát triển của Quân đội Trung Quốc hiện tại.Tu-22M3 là một trong dòng máy bay ném bom chiến lược có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của Không quân và Hải quân Nga hiện tại, nó cũng thuộc top các dòng máy bay ném bom có tốc độ bay nhanh nhất thế giới hơn 2.300km/h với thiết kế cánh cụp cánh xòe.Những chiếc Tu-22M3 được biên chế cho Hải quân Nga còn được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” với kho vũ khí chống hạm mà nó có thể mang theo điển hình như tên lửa chống hạm Kh-22 với tầm bắn lên đến 600km và có thể mang theo một đầu đạn nặng 1 tấn.Một chiếc Tu-22M3 có thể mang theo 24 tấn vũ khí các loại với tầm hoạt động 6.800km cùng phi hành đoàn gồm 4 người. Và hiện nay chỉ còn hai quốc gia sử dụng dòng máy bay ném bom này là Nga và Ấn Độ.Trong ảnh là khoang chứa bom của Tu-22M3 với các quả bom thông dụng FAB-250, nó có thể mang theo tới 69 quả bom loại này.Hiện tại Nga đang có trong biên chế hơn 100 chiếc Tu-22M với nhiều biến thể khác nhau với hơn 40 năm phục vụ, nhưng Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa có ý định cho mẫu máy bay ném bom chiến lược này nghỉ hưu.
Trung Quốc bắt đầu quan tâm tới dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M từ cuối những năm 1980, chỉ ít lâu sau khi Liên Xô đưa các đơn vị Tu-22M. Dẫu cho quan hệ giai đoạn này không mấy tốt đẹp, Trung Quốc vẫn tỏ rõ ý định mua Tu-22M từ Liên Xô bất chấp những cái lắc đầu từ Moscow.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, cơ hội Trung Quốc sở hữu máy bay ném bom Tu-22M quay lại trở lại, khi vào năm 1992 Tupolev nơi sản xuất T-22M bắt đầu lên kế hoạch xuất khẩu dòng máy bay ném bom chiến lược này. Nhưng phải hơn 20 năm sau đó, vào năm 2013 Trung Quốc mới chính thức tiếp cận được Tu-22M, trong khi đó Không quân Nga đã bắt đầu chuyển sang biến thể Tu-22M3. Trong ảnh là một công nhân trong dây chuyền nâng cấp Tu-22M cho Không quân Nga.
Trong thời gian này có một số báo cáo cho rằng Trung Quốc đã đặt mua ít nhất 36 chiếc Tu-22M3 từ Tupolev và số máy bay này được Trung Quốc gọi với tên mã là H-10. Đi kèm với hợp đồng này là việc chuyển giao công nghệ của Tu-22M3 cho Trung Quốc cho phép nước này có thể tự lắp ráp Tu-22M3 trong nước.
Nhưng dường như Tu-22M3 không có duyên với Trung Quốc khi một lần nữa Nga từ chối bán dòng máy bay ném bom này cho Bắc Kinh và các thông tin trước đó được đưa ra theo Rosoboronexport (Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga) đều hoàn toàn vô căn cứ và không có chuyện Nga chuyển giao Tu-22M3 cho Trung Quốc.
Thất bại với kế hoạch mua Tu-22M3, Trung Quốc buộc phải tiếp tục phát triển H-6K vốn là biến thể nội địa hóa của nước này từ dòng máy bay ném bom tầm xa Tu-16 do Liên Xô chế tạo trước đây. Trong ảnh là một chiếc Tu-22M của Nga được nâng cấp lên biến thể Tu-22M3.
Nếu so sánh thì Tu-22M3 mới là mẫu máy bay ném bom chiến lược mà Không quân Trung Quốc cần tới chứ không phải H-6K để xây dựng lực lượng không quân chiến lược tầm xa. Với khả năng tác chiến tấn công mặt đất lẫn trên biển Tu-22M3 là lựa chọn không thể tốt hơn cho chiến lược phát triển của Quân đội Trung Quốc hiện tại.
Tu-22M3 là một trong dòng máy bay ném bom chiến lược có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của Không quân và Hải quân Nga hiện tại, nó cũng thuộc top các dòng máy bay ném bom có tốc độ bay nhanh nhất thế giới hơn 2.300km/h với thiết kế cánh cụp cánh xòe.
Những chiếc Tu-22M3 được biên chế cho Hải quân Nga còn được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” với kho vũ khí chống hạm mà nó có thể mang theo điển hình như tên lửa chống hạm Kh-22 với tầm bắn lên đến 600km và có thể mang theo một đầu đạn nặng 1 tấn.
Một chiếc Tu-22M3 có thể mang theo 24 tấn vũ khí các loại với tầm hoạt động 6.800km cùng phi hành đoàn gồm 4 người. Và hiện nay chỉ còn hai quốc gia sử dụng dòng máy bay ném bom này là Nga và Ấn Độ.
Trong ảnh là khoang chứa bom của Tu-22M3 với các quả bom thông dụng FAB-250, nó có thể mang theo tới 69 quả bom loại này.
Hiện tại Nga đang có trong biên chế hơn 100 chiếc Tu-22M với nhiều biến thể khác nhau với hơn 40 năm phục vụ, nhưng Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa có ý định cho mẫu máy bay ném bom chiến lược này nghỉ hưu.