Theo trưởng cơ quan báo chí Quân khu Tây Nga – ông Igor Muginov, mới đây tiêm kích MiG-29 và tiêm kích bom Su-34 đã đánh chặn và tiêu diệt những mục tiêu giả định ở độ cao hơn 11 km, trong khuôn khổ đợt kiểm tra đột xuất của lực lượng vũ trang Nga.Đây là thông tin có phần gây bất ngờ vì vốn dĩ nhiệm vụ chủ yếu của tiêm kích bom Su-34 là tác chiến tấn công các mục tiêu mặt đất, mặt biển, vai trò không chiến chỉ đóng vai trò thứ yếu.Mặc dù việc triển khai tên lửa không đối không phục vụ không chiến trên tiêm kích bom Su-34 đã được thực hiện ở Syria từ sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24M2 của Không quân Nga. Tuy nhiên, việc triển khai này chỉ mang tính chất tạm thời, chưa có gì đảm bảo Su-34 sẽ giành chiến thẳng trong một cuộc không chiến thực sự.Thế nhưng, việc Không quân Nga triển khai tập trận không chiến tầng cao cho tiêm kích bom Su-34 cho thấy người Nga đang nỗ lực hiện thực hóa điều thiếu khả thi thành khả thi. Bởi dẫu sao tiêm kích bom vốn thiết kế nặng nề khó mà giành chiến thắng trong các trận không chiến.Tuy nhiên, khác với Su-24, Su-34 được thừa hưởng khung thân của dòng tiêm kích Su-27 vốn được thiết kế để chiếm ưu thế trên không, đối địch với dòng F-15 của Mỹ.Thiết kế cánh mũi của Su-34 cũng đem lại khả năng cơ động đáng kể trong các trận không chiến.Đặc biệt, Su-34 sở hữu hệ thống vũ khí không đối không hiện đại tương đương dòng Su-27/30/35 gồm: Tên lửa không đối không R-73, R-27 và R-77.Trong đó, loại R-73 là tên lửa không đối không tầm ngắn có khả năng tấn công mọi phương hướng, đánh chặn mục tiêu trên không bay ở độ cao từ 200m tới 20km, tốc độ 2.500km/h, quá tải 12G với tầm bắn đến 25km.Tên lửa không đối không tầm xa R-77 có khả năng hạ gục mục tiêu ở độ cao từ 200m tới 25km, đang bay với tốc độ 3.600km/h ở cự ly đến 100km và lên tới 150km với phiên bản tăng tầm động cơ ramjet.Trong ảnh, tiêm kích bom Su-34 bay với tên lửa không đối không R-73/27 cùng tên lửa không đối đất Kh-31P cùng Kh-59.Tính năng bay của tiêm kích bom Su-34 tạm được trong không chiến với cặp động cơ AL-31F-M2/3 cho tốc độ bay tối đa đến 1.900km/h ở độ cao lớn và 1.300km/h ở độ cao so với mặt nước biển.Nhìn chung, trong điều kiện bắt buộc Su-34 vẫn có khả năng không chiến, nhưng sự cơ động của nó thua kém các dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không như F-15, F-16 hay F-22.
Theo trưởng cơ quan báo chí Quân khu Tây Nga – ông Igor Muginov, mới đây tiêm kích MiG-29 và tiêm kích bom Su-34 đã đánh chặn và tiêu diệt những mục tiêu giả định ở độ cao hơn 11 km, trong khuôn khổ đợt kiểm tra đột xuất của lực lượng vũ trang Nga.
Đây là thông tin có phần gây bất ngờ vì vốn dĩ nhiệm vụ chủ yếu của tiêm kích bom Su-34 là tác chiến tấn công các mục tiêu mặt đất, mặt biển, vai trò không chiến chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Mặc dù việc triển khai tên lửa không đối không phục vụ không chiến trên tiêm kích bom Su-34 đã được thực hiện ở Syria từ sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24M2 của Không quân Nga. Tuy nhiên, việc triển khai này chỉ mang tính chất tạm thời, chưa có gì đảm bảo Su-34 sẽ giành chiến thẳng trong một cuộc không chiến thực sự.
Thế nhưng, việc Không quân Nga triển khai tập trận không chiến tầng cao cho tiêm kích bom Su-34 cho thấy người Nga đang nỗ lực hiện thực hóa điều thiếu khả thi thành khả thi. Bởi dẫu sao tiêm kích bom vốn thiết kế nặng nề khó mà giành chiến thắng trong các trận không chiến.
Tuy nhiên, khác với Su-24, Su-34 được thừa hưởng khung thân của dòng tiêm kích Su-27 vốn được thiết kế để chiếm ưu thế trên không, đối địch với dòng F-15 của Mỹ.
Thiết kế cánh mũi của Su-34 cũng đem lại khả năng cơ động đáng kể trong các trận không chiến.
Đặc biệt, Su-34 sở hữu hệ thống vũ khí không đối không hiện đại tương đương dòng Su-27/30/35 gồm: Tên lửa không đối không R-73, R-27 và R-77.
Trong đó, loại R-73 là tên lửa không đối không tầm ngắn có khả năng tấn công mọi phương hướng, đánh chặn mục tiêu trên không bay ở độ cao từ 200m tới 20km, tốc độ 2.500km/h, quá tải 12G với tầm bắn đến 25km.
Tên lửa không đối không tầm xa R-77 có khả năng hạ gục mục tiêu ở độ cao từ 200m tới 25km, đang bay với tốc độ 3.600km/h ở cự ly đến 100km và lên tới 150km với phiên bản tăng tầm động cơ ramjet.
Trong ảnh, tiêm kích bom Su-34 bay với tên lửa không đối không R-73/27 cùng tên lửa không đối đất Kh-31P cùng Kh-59.
Tính năng bay của tiêm kích bom Su-34 tạm được trong không chiến với cặp động cơ AL-31F-M2/3 cho tốc độ bay tối đa đến 1.900km/h ở độ cao lớn và 1.300km/h ở độ cao so với mặt nước biển.
Nhìn chung, trong điều kiện bắt buộc Su-34 vẫn có khả năng không chiến, nhưng sự cơ động của nó thua kém các dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không như F-15, F-16 hay F-22.