Vào thời điểm Đức bắt đầu chiến dịch Barbarossa với quy mô lớn chưa từng thấy nhắm vào phần phía Tây lãnh thổ Liên bang Xô Viết, binh lực Hồng quân Liên Xô tại đây vượt trội hoàn toàn với 170 sư đoàn và 12.000 xe tăng, thiết giáp (trong khi quân Đức và đồng minh chỉ có 5.000 chiếc). Thế nhưng, thực tế Hồng quân Liên Xô nói chung và lực lượng thiết giáp nói riêng đã chứng chịu tổn thất khủng khiếp. Nguồn ảnh: WHOTuy đông đảo, nhưng chất lượng xe tăng Liên Xô là không tốt lắm. Trong 12.000 chiếc tập trung ở mặt trận biên giới giáp với Đức, chỉ có 1.861 xe tăng hạng nặng và hạng trung (trong đó chỉ có 967 xe tăng mới T-34 và KV) có thể chọi lại xe tăng hạng trung Panzer III/IV của Đức. Trong khi đó, còn lại chủ yếu là các xe tăng hạng nhẹ có giáp mỏng, hỏa lực yếu... Ảnh: Xe tăng T-34 của Hồng quân bị bắn cháy trong chiến dịch Barbarossa. Nguồn ảnh: WHOBên cạnh đó, các sư đoàn tăng Liên Xô yếu về kinh nghiệm, công tác hậu cần sửa chữa bảo dưỡng xe tăng rất kém. Hàng ngàn xe thực tế đã không thể chiến đấu khi cuộc chiến nổ ra. Ảnh: Lính Đức khám xét một chiếc xe tăng hạng nặng KV-2 của Liên Xô. Nguồn ảnh: WHOChiến sĩ Hồng quân buộc phải đầu hàng sau khi chiếc tăng hạng nhẹ T-26 của anh ta bị bắn hỏng. Với lớp giáp chỉ dày 10-15mm, T-26 khó có thể chống cự lại pháo 75mm trên xe tăng Panzer III, trong khi khẩu 45mm 20K của nó lại không thể chọc thủng vỏ thép tăng hạng trung Panzer. Nguồn ảnh: WHONgay cả xe tăng hạng nặng KV-1 với vỏ giáp cực dày cũng không tránh khỏi thảm cảnh bị hủy diệt. Thực tế, KV-1 là cỗ tăng tốt, tuy nhiên kíp lái thiếu đào tạo khiến cho họ chịu thất bại thảm hại. Nguồn ảnh: WHOCác xe tăng T-26 bị Sư đoàn Panzer 19, Quân đoàn cơ giới 22 phá hủy gần Lutsk. Nguồn ảnh: WHOLính Đức đang kiểm tra một chiếc xe tăng hạng nặng T-35 – biểu tượng sức mạnh thiết giáp Hồng quân Liên Xô những năm 1930. Với nhiều tháp pháo, T-35 được coi là “vũ khí bất khả chiến bại”, thế nhưng bước vào trận chiến nó lại thua khi mà chưa bắn được phát nào. Nguồn ảnh: WHOCác khẩu lựu pháo của hồng quân bị tích thu. Nguồn ảnh: WHOKhông chỉ mất xe tăng, hàng trăm máy bay chiến đấu của Hồng quân Liên Xô cũng bị bắn hỏng ngay khi chưa kịp cất cánh. Ảnh: Tiêm kích MiG-3 bị máy bay ném bom Đức phá hủy gần Bialystok. Nguồn ảnh: WHOTheo tài liệu lịch sử, ngay trong giờ đầu tiên của cuộc chiến ngày 22/6/1941, hơn 1.200 máy bay Liên Xô đã bị phá hủy. Nguồn ảnh: WHOTù binh Liên Xô gần Charkov, năm 1941. Nguồn ảnh: WHOTù binh Liên Xô trên đường phố Minsk, ngày 2/7/1941. Nguồn ảnh: WHO
Vào thời điểm Đức bắt đầu chiến dịch Barbarossa với quy mô lớn chưa từng thấy nhắm vào phần phía Tây lãnh thổ Liên bang Xô Viết, binh lực Hồng quân Liên Xô tại đây vượt trội hoàn toàn với 170 sư đoàn và 12.000 xe tăng, thiết giáp (trong khi quân Đức và đồng minh chỉ có 5.000 chiếc). Thế nhưng, thực tế Hồng quân Liên Xô nói chung và lực lượng thiết giáp nói riêng đã chứng chịu tổn thất khủng khiếp. Nguồn ảnh: WHO
Tuy đông đảo, nhưng chất lượng xe tăng Liên Xô là không tốt lắm. Trong 12.000 chiếc tập trung ở mặt trận biên giới giáp với Đức, chỉ có 1.861 xe tăng hạng nặng và hạng trung (trong đó chỉ có 967 xe tăng mới T-34 và KV) có thể chọi lại xe tăng hạng trung Panzer III/IV của Đức. Trong khi đó, còn lại chủ yếu là các xe tăng hạng nhẹ có giáp mỏng, hỏa lực yếu... Ảnh: Xe tăng T-34 của Hồng quân bị bắn cháy trong chiến dịch Barbarossa. Nguồn ảnh: WHO
Bên cạnh đó, các sư đoàn tăng Liên Xô yếu về kinh nghiệm, công tác hậu cần sửa chữa bảo dưỡng xe tăng rất kém. Hàng ngàn xe thực tế đã không thể chiến đấu khi cuộc chiến nổ ra. Ảnh: Lính Đức khám xét một chiếc xe tăng hạng nặng KV-2 của Liên Xô. Nguồn ảnh: WHO
Chiến sĩ Hồng quân buộc phải đầu hàng sau khi chiếc tăng hạng nhẹ T-26 của anh ta bị bắn hỏng. Với lớp giáp chỉ dày 10-15mm, T-26 khó có thể chống cự lại pháo 75mm trên xe tăng Panzer III, trong khi khẩu 45mm 20K của nó lại không thể chọc thủng vỏ thép tăng hạng trung Panzer. Nguồn ảnh: WHO
Ngay cả xe tăng hạng nặng KV-1 với vỏ giáp cực dày cũng không tránh khỏi thảm cảnh bị hủy diệt. Thực tế, KV-1 là cỗ tăng tốt, tuy nhiên kíp lái thiếu đào tạo khiến cho họ chịu thất bại thảm hại. Nguồn ảnh: WHO
Các xe tăng T-26 bị Sư đoàn Panzer 19, Quân đoàn cơ giới 22 phá hủy gần Lutsk. Nguồn ảnh: WHO
Lính Đức đang kiểm tra một chiếc xe tăng hạng nặng T-35 – biểu tượng sức mạnh thiết giáp Hồng quân Liên Xô những năm 1930. Với nhiều tháp pháo, T-35 được coi là “vũ khí bất khả chiến bại”, thế nhưng bước vào trận chiến nó lại thua khi mà chưa bắn được phát nào. Nguồn ảnh: WHO
Các khẩu lựu pháo của hồng quân bị tích thu. Nguồn ảnh: WHO
Không chỉ mất xe tăng, hàng trăm máy bay chiến đấu của Hồng quân Liên Xô cũng bị bắn hỏng ngay khi chưa kịp cất cánh. Ảnh: Tiêm kích MiG-3 bị máy bay ném bom Đức phá hủy gần Bialystok. Nguồn ảnh: WHO
Theo tài liệu lịch sử, ngay trong giờ đầu tiên của cuộc chiến ngày 22/6/1941, hơn 1.200 máy bay Liên Xô đã bị phá hủy. Nguồn ảnh: WHO
Tù binh Liên Xô gần Charkov, năm 1941. Nguồn ảnh: WHO
Tù binh Liên Xô trên đường phố Minsk, ngày 2/7/1941. Nguồn ảnh: WHO