Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ công bố danh sách chi tiết các loại vũ khí và dịch vụ hỗ trợ cho Đài Loan trong thỏa thuận gây tranh cãi. Thỏa thuận bao gồm những vũ khí dưới đây. 50 tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM (ảnh) và 10 tên lửa dùng cho huấn luyện. Đây là vũ khí chuyên dùng để tiêu diệt các trạm radar và thiết bị phát sóng điện từ khác. HARM có tầm bắn 150 km, một trong những vũ khí chống bức xạ mạnh nhất thế giới. Nguồn ảnh: FAS.16 tên lửa hải đối không SM-2, khối IIIA cùng một số khối linh kiện trị giá 125 triệu USD. Tên lửa SM-2 có tầm bắn từ 74-167 km tùy phiên bản. Số tên lửa này sẽ được sử dụng trên các tàu chiến của Đài Loan. Nguồn ảnh: Raytheon.46 ngư lôi hạng nặng Mk48 với chi phí 250 triệu USD. Ngư lôi được trang bị hệ thống dẫn đường hiện đại có thể quay ngược lại để tìm mục tiêu nếu đợt tấn công đầu tiên không trúng đích. Nguồn ảnh: Seaforce.Bộ dụng cụ chuyển đổi ngư lôi hạng nhẹ Mk54 cho phép nâng cấp 168 ngư lôi Mk46 cũ thành phiên bản Mk54 hiện đại hơn, chi phí 175 triệu USD. Ngư lôi này có thể phóng từ tàu chiến, trực thăng, máy bay. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.56 đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-54C JSOW, trị giá 185,5 triệu USD. JSOW thuộc loại bom lượn thông minh có tầm bắn từ 22-130 km tùy độ cao phóng. Số vũ khí này sẽ được trang bị cho F-16 của Đài Loan. Nguồn ảnh: Militaryedge.Hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 (khoanh đỏ) dùng để nâng cấp 4 tàu khu trục lớp Keelung tải trọng 7.000 tấn của Đài Loan, trước đây là tàu khu trục lớp Kidd của Mỹ. Chi phí khoảng 80 triệu USD. Nguồn ảnh: Radartutorial.Chương trình nâng cấp radar cảnh báo sớm và bảo trì toàn bộ các thiết bị mua trước đó trị giá 400 triệu USD. Toàn bộ radar của lực lượng vũ trang đảo Đài Loan sẽ được nâng cấp để nâng cao khả năng nhận thức tình huống. Phía Mỹ cho hay các thương vụ thể hiện sự hỗ trợ của Mỹ đối với Đài Loan nhằm giúp hòn đảo "duy trì khả năng tự vệ", đồng thời nhấn mạnh điều này không làm thay đổi chính sách "Một Trung Quốc" lâu năm của Mỹ. Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại Washington Thôi Thiên Khải đã phản ứng quyết liệt với thương vụ này, nói đó là đi ngược với tinh thần cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Tập hồi tháng 4 ở Florida. Nguồn ảnh: Radartutorial.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ công bố danh sách chi tiết các loại vũ khí và dịch vụ hỗ trợ cho Đài Loan trong thỏa thuận gây tranh cãi. Thỏa thuận bao gồm những vũ khí dưới đây. 50 tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM (ảnh) và 10 tên lửa dùng cho huấn luyện. Đây là vũ khí chuyên dùng để tiêu diệt các trạm radar và thiết bị phát sóng điện từ khác. HARM có tầm bắn 150 km, một trong những vũ khí chống bức xạ mạnh nhất thế giới. Nguồn ảnh: FAS.
16 tên lửa hải đối không SM-2, khối IIIA cùng một số khối linh kiện trị giá 125 triệu USD. Tên lửa SM-2 có tầm bắn từ 74-167 km tùy phiên bản. Số tên lửa này sẽ được sử dụng trên các tàu chiến của Đài Loan. Nguồn ảnh: Raytheon.
46 ngư lôi hạng nặng Mk48 với chi phí 250 triệu USD. Ngư lôi được trang bị hệ thống dẫn đường hiện đại có thể quay ngược lại để tìm mục tiêu nếu đợt tấn công đầu tiên không trúng đích. Nguồn ảnh: Seaforce.
Bộ dụng cụ chuyển đổi ngư lôi hạng nhẹ Mk54 cho phép nâng cấp 168 ngư lôi Mk46 cũ thành phiên bản Mk54 hiện đại hơn, chi phí 175 triệu USD. Ngư lôi này có thể phóng từ tàu chiến, trực thăng, máy bay. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
56 đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-54C JSOW, trị giá 185,5 triệu USD. JSOW thuộc loại bom lượn thông minh có tầm bắn từ 22-130 km tùy độ cao phóng. Số vũ khí này sẽ được trang bị cho F-16 của Đài Loan. Nguồn ảnh: Militaryedge.
Hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 (khoanh đỏ) dùng để nâng cấp 4 tàu khu trục lớp Keelung tải trọng 7.000 tấn của Đài Loan, trước đây là tàu khu trục lớp Kidd của Mỹ. Chi phí khoảng 80 triệu USD. Nguồn ảnh: Radartutorial.
Chương trình nâng cấp radar cảnh báo sớm và bảo trì toàn bộ các thiết bị mua trước đó trị giá 400 triệu USD. Toàn bộ radar của lực lượng vũ trang đảo Đài Loan sẽ được nâng cấp để nâng cao khả năng nhận thức tình huống. Phía Mỹ cho hay các thương vụ thể hiện sự hỗ trợ của Mỹ đối với Đài Loan nhằm giúp hòn đảo "duy trì khả năng tự vệ", đồng thời nhấn mạnh điều này không làm thay đổi chính sách "Một Trung Quốc" lâu năm của Mỹ. Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại Washington Thôi Thiên Khải đã phản ứng quyết liệt với thương vụ này, nói đó là đi ngược với tinh thần cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Tập hồi tháng 4 ở Florida. Nguồn ảnh: Radartutorial.