Thời điểm cận Tết Nguyên đán 2016, hơn 200 cây ngũ-thất-cửu-thập quả của ông Lê Đức Giáp (63 tuổi, ở Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) bắt đầu chín rộ.Ông Giáp bắt tay vào ghép cây từ năm 2008. Thời điểm đó, ông ghép thành công 5 loại quả bưởi Diễn, cam Canh, quýt, quất, phật thủ trên cùng một thân cây (cây ngũ quả) và được nhiều người yêu thích.Từ cây ngũ quả, ông Giáp tìm tòi và ghép thêm quả tạo nên những cây thất quả, cửu quả. Năm nay, ông tạo ra loại cây 10 quả bao gồm bưởi da xanh, bưởi Diễn, bưởi đỏ, bưởi hồ lô, cam đường, cam Canh, quýt, quất, chanh đào, phật thủ để phục vụ nhu cầu của người chơi.Ông Giáp chia sẻ, cây ngũ quả tượng trưng cho mâm ngũ quả ngày Tết; cây thất, cửu quả tượng trưng cho sự xum vầy, đông con cháu; cây thập quả tượng trưng cho sự “thập toàn thập mỹ”.Theo ông Giáp, thời điểm ghép quả và chọn cành ghép để tạo cây là quan trọng nhất. Những cành xấu, yếu… nếu ghép sẽ hỏng. Cây được chọn để ghép thường là cam Canh hoặc bưởi Diễn khỏe mạnh, nhiều cành để tránh bị mất nước trong quá trình ghép.Do mỗi loại quả được chọn để ghép có đặc tính khác nhau nên để chúng cùng chín vào một thời điểm Tết Nguyên đán thì phải ghép làm nhiều lần. Khoảng tháng 4 âm lịch hằng năm, ông Giáp bắt đầu lai ghép quả bưởi lên cây.Đến giữa tháng 5, đầu tháng 6 thì đưa cam và quýt vào.Tầm tháng 9-10 đưa quất và phật thủ lên.Ngoài ra, ông Giáp còn sáng tạo khắc chữ nổi Tài, Lộc lên vỏ quả bưởi tạo hình thù lạ, bắt mắt.Giá của mỗi cây ngũ-thất-cửu-thập quả trong vườn nhà ông Giáp dao động từ 1,5-10 triệu đồng tùy vào mỗi gốc và số quả trên cây.“Tôi ghép nhiều loại cây từ lớn đến bé, ngũ quả đến thập quả. Mong muốn của tôi là ai đến vườn nhà tôi cũng có thể mua một cây mang về, chỉ cần thích chơi cây”, ông Giáp phân trần và sự chênh lệch của giá cây.Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Giáp còn tận tình truyền kỹ thuật ghép cây cho những người có nhu cầu học nghề. Ông từng được thành phố Hà Nội vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2012.
Thời điểm cận Tết Nguyên đán 2016, hơn 200 cây ngũ-thất-cửu-thập quả của ông Lê Đức Giáp (63 tuổi, ở Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) bắt đầu chín rộ.
Ông Giáp bắt tay vào ghép cây từ năm 2008. Thời điểm đó, ông ghép thành công 5 loại quả bưởi Diễn, cam Canh, quýt, quất, phật thủ trên cùng một thân cây (cây ngũ quả) và được nhiều người yêu thích.
Từ cây ngũ quả, ông Giáp tìm tòi và ghép thêm quả tạo nên những cây thất quả, cửu quả. Năm nay, ông tạo ra loại cây 10 quả bao gồm bưởi da xanh, bưởi Diễn, bưởi đỏ, bưởi hồ lô, cam đường, cam Canh, quýt, quất, chanh đào, phật thủ để phục vụ nhu cầu của người chơi.
Ông Giáp chia sẻ, cây ngũ quả tượng trưng cho mâm ngũ quả ngày Tết; cây thất, cửu quả tượng trưng cho sự xum vầy, đông con cháu; cây thập quả tượng trưng cho sự “thập toàn thập mỹ”.
Theo ông Giáp, thời điểm ghép quả và chọn cành ghép để tạo cây là quan trọng nhất. Những cành xấu, yếu… nếu ghép sẽ hỏng. Cây được chọn để ghép thường là cam Canh hoặc bưởi Diễn khỏe mạnh, nhiều cành để tránh bị mất nước trong quá trình ghép.
Do mỗi loại quả được chọn để ghép có đặc tính khác nhau nên để chúng cùng chín vào một thời điểm Tết Nguyên đán thì phải ghép làm nhiều lần. Khoảng tháng 4 âm lịch hằng năm, ông Giáp bắt đầu lai ghép quả bưởi lên cây.
Đến giữa tháng 5, đầu tháng 6 thì đưa cam và quýt vào.
Tầm tháng 9-10 đưa quất và phật thủ lên.
Ngoài ra, ông Giáp còn sáng tạo khắc chữ nổi Tài, Lộc lên vỏ quả bưởi tạo hình thù lạ, bắt mắt.
Giá của mỗi cây ngũ-thất-cửu-thập quả trong vườn nhà ông Giáp dao động từ 1,5-10 triệu đồng tùy vào mỗi gốc và số quả trên cây.
“Tôi ghép nhiều loại cây từ lớn đến bé, ngũ quả đến thập quả. Mong muốn của tôi là ai đến vườn nhà tôi cũng có thể mua một cây mang về, chỉ cần thích chơi cây”, ông Giáp phân trần và sự chênh lệch của giá cây.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Giáp còn tận tình truyền kỹ thuật ghép cây cho những người có nhu cầu học nghề. Ông từng được thành phố Hà Nội vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2012.