Mới đây, một người đam mê Vespa tại Đà Nẵng đã lột xác chiếc xế nổ già cỗi của mình bằng cách thay bộ cánh mới bằng xà cừ ngọc trai.Chiếc xe được độ lại là "siêu ong" Vespa Super, dòng xe đời sau của Standard và trước của Sprint . Để khảm được lớp xà cừ ngọc trai lên thân Vespa, cần tới 5 người thợ làm việc tỉ mỉ trong thời gian 1 tháng 10 ngày. Đầu tiên xà cừ phải được cắt theo khuôn hình lục giác từ các vỏ của con trai, sau đó gắn từng chiếc lên thân xe. Theo chủ nhân của chiếc xe, khó nhất là việc gắn xà cừ lên những đường cong của xe, vì phải tìm miếng vỏ cong phù hợp để gắn lên mới không bị lồi lõm nhiều, tiếp đến là công đoạn ma tít, tăng liên kết giữa các lớp vỏ với nhau. Tất cả đều sử dụng keo epoxy, loại keo siêu liên kết hiện nay, có độ bền, chịu lực và nhiệt. Sau đó, đến phần mài vỏ bên ngoài và keo để lộ ra lớp xà cừ. Sau khi mài xong, xe sẽ được đem đi lắp ráp, lắp đặt hệ thống điện... và cuối cùng là công đoạn đánh bóng xà cừ, sơn bóng bảo vệ để có được chiếc xe hoàn thiện như trong ảnh. Chủ nhân chiếc xe độc nhất vô nhị này cho hay, Vespa Super được mua lại từ một người quen cũng đam mê xe ở Đà Nẵng với giá 22 triệu đồng. Toàn bộ chi phí để "biến hình" chiếc xe hết khoảng 40 triệu đồng. Sau khi hoàn thiện, xe sử dụng hoàn toàn bình thường, có thể rửa và tháo lắp thoải mái, không ảnh hưởng gì đến lớp vỏ, càng rửa nhiều thì lớp nước sẽ càng làm bóng xà cừ. "Dân chơi" này còn dự định thiết kế thêm logo Vespa bằng đá quý, hai bộ ốp bên máy sẽ làm bằng cửu khổng (bào ngư rất quý của New Zealand )
Mới đây, một người đam mê Vespa tại Đà Nẵng đã lột xác chiếc xế nổ già cỗi của mình bằng cách thay bộ cánh mới bằng xà cừ ngọc trai.
Chiếc xe được độ lại là "siêu ong" Vespa Super, dòng xe đời sau của Standard và trước của Sprint .
Để khảm được lớp xà cừ ngọc trai lên thân Vespa, cần tới 5 người thợ làm việc tỉ mỉ trong thời gian 1 tháng 10 ngày. Đầu tiên xà cừ phải được cắt theo khuôn hình lục giác từ các vỏ của con trai, sau đó gắn từng chiếc lên thân xe.
Theo chủ nhân của chiếc xe, khó nhất là việc gắn xà cừ lên những đường cong của xe, vì phải tìm miếng vỏ cong phù hợp để gắn lên mới không bị lồi lõm nhiều, tiếp đến là công đoạn ma tít, tăng liên kết giữa các lớp vỏ với nhau. Tất cả đều sử dụng keo epoxy, loại keo siêu liên kết hiện nay, có độ bền, chịu lực và nhiệt.
Sau đó, đến phần mài vỏ bên ngoài và keo để lộ ra lớp xà cừ. Sau khi mài xong, xe sẽ được đem đi lắp ráp, lắp đặt hệ thống điện... và cuối cùng là công đoạn đánh bóng xà cừ, sơn bóng bảo vệ để có được chiếc xe hoàn thiện như trong ảnh.
Chủ nhân chiếc xe độc nhất vô nhị này cho hay, Vespa Super được mua lại từ một người quen cũng đam mê xe ở Đà Nẵng với giá 22 triệu đồng.
Toàn bộ chi phí để "biến hình" chiếc xe hết khoảng 40 triệu đồng.
Sau khi hoàn thiện, xe sử dụng hoàn toàn bình thường, có thể rửa và tháo lắp thoải mái, không ảnh hưởng gì đến lớp vỏ, càng rửa nhiều thì lớp nước sẽ càng làm bóng xà cừ.
"Dân chơi" này còn dự định thiết kế thêm logo Vespa bằng đá quý, hai bộ ốp bên máy sẽ làm bằng cửu khổng (bào ngư rất quý của New Zealand )