Làng nghề làm mứt gừng ở Huế: Vào thời điểm cận kề cuối năm thì tại phường Kim Long, TP Huế nơi được coi là “làng mứt gừng” lại đỏ lửa sản xuất những mẻ mứt gừng thơm ngon theo phương thức thủ công. Ảnh: Thegioidisan.Nghề làm mứt gừng ở Kim Long tồn tại hàng trăm năm qua và cứ đến tháng Chạp âm lịch là các lò trong thôn lại đỏ lửa làm ra những mẻ mứt bán vào dịp Tết. Ảnh: Thegioidisan.Mứt gừng Kim Long được chế biến với bí quyết riêng của những người thợ làng nghề truyền thống, từ tỷ lệ đường đến thời gian nấu. Đặc biệt, gừng được làm trắng bằng nguyên liệu tự nhiên như chanh và quất, không dùng phẩm màu, không chất bảo quản nên cho thành phẩm là những miếng mứt gừng mỏng, vàng tự nhiên, cay cay, ngọt ngọt và rất giòn. Ảnh: Dân Trí.Để có được những lát mứt gừng thơm ngon, cay cay, màu vàng ươm tự nhiên phải cẩn thận trong từng công đoạn làm mứt. Tất cả các khâu từ chọn gừng, ra lát, rim đường cho đến chọn người đứng lò đều rất quan trọng. Ảnh: Thegioidisan.Làng mứt Xuân Đỉnh: Tại Hà Nội, làng nghề Xuân Đỉnh được nhiều người biết đến với truyền thống sản xuất kẹo mứt phục vụ cho Tết Nguyên Đán từ bao đời nay. Ảnh: Wordpress.Làng nghề mứt kẹo Xuân Đỉnh thuộc quận Bắc Từ Liêm là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời tại Hà Nội. Mỗi năm chỉ riêng tại đây đã cung cấp hơn 600 tấn mứt kẹo cho thị trường. Điều đặc biệt là ở đây chỉ làm mứt kẹo vào khoảng tháng 12-tháng 1 dương lịch gần sát Tết Âm lịch, vào những ngày này chỉ cần đứng ở đầu cổng làng thôi cũng có thể ngửi thấy mùi mứt thơm phức mới ra lò. Ảnh: ANTĐ.Không ai rõ chính xác nghề làm mứt ở Xuân Đỉnh có từ bao giờ và vị tổ nghề là ai, chỉ biết rằng, nghề làm mứt xuất hiện tại đây từ thế kỷ 19 và ngày càng phổ biến vào thế kỷ 20. Các sản phẩm chủ yếu của làng nghề là những loại mứt truyền thống như mứt bí, lạc, dứa, khoai, gừng, sầu riêng, cà chua, hồng, lê, quất... Trong những thứ mứt đó thì mứt bí vẫn đứng hàng đầu, đây là "sở trường" của làng mứt Xuân Đỉnh. Ảnh: Internet.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại trở thành thách thức, nỗi lo lớn nhất đối với mứt Xuân Đỉnh. Hình ảnh mứt phơi cả góc đường lẫn bãi trống, gà chó và ruồi vô tư lượn quanh là điều thường thấy ở làng nghề Xuân Đỉnh. Thực trang mất vệ sinh trong chế biến mứt ở Xuân Đỉnh không phải mới diễn ra lần đầu và nổi tiếng không thua gì thương hiệu mứt của làng nghề này. Ảnh: Khám Phá.Mứt táo Làng Vị: Cách trung tâm Thành phố Hưng Yên khoảng 7 cây số, Làng Vị (xã Phương Chiểu, Thành phố Hưng Yên) nổi tiếng với nghề truyền thống sản xuất mứt Tết, đặc biệt là mứt táo. Ảnh: Báo Giao Thông.Hàng năm, cứ vào đầu tháng 11 âm lịch, không khí làng Vị, Hưng Yên lại tấp nập hơn hẳn, khắp nơi trong làng đều nhộn nhịp người bán, kẻ mua các loại mứt táo, mứt gừng phục vụ Tết cổ truyền. Ảnh: Báo Hưng Yên.Để sản xuất ra mứt táo, nguyên liệu đầu vào cần được tuyển chọn thật kỹ càng. Loại táo thường dùng là loại táo lê, quả chín đều, tươi ngon. Sau khi đục hạt và châm vỏ táo, người làm táo sẽ cho táo vào rửa sạch và luộc qua ở nhiệt độ 70 độ C. Sau khi vớt ra, để ráo, táo sẽ được ngâm với đường khoảng 24h rồi mới cho vào nồi nấu với nước đường khoảng 15 phút rồi lại vớt ra, để nguội. Ảnh: Báo Giao Thông.Công đoạn nấu nước đường được lặp lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 24h. Ở giai đoạn cuối cùng, táo được vớt ra rồi cho lên giàn (phên), cho vào lò sấy thành mứt thành phẩm. Táo thành phẩm tại làng Vị phải đảm bảo có màu vàng óng vì được sản xuất bằng đường trắng, có nhiều lớp khía ở bên ngoài quả, ăn có độ dẻo và ngọt vừa phải, thịt quả táo dầy, táo không bị quắt, không bị đen. Ảnh: Báo Giao Thông.Làng nghề chuối khô ở Cà Mau: Bắt đầu từ đầu tháng 1, người dân làng nghề chuối khô ở Cà Mau bắt tay vào việc. Những ngày giáp tết, cường độ làm việc của làng nghề càng cao hơn. Làng nghề chuối khô của Cà Mau tập trung ở các xã Trần Hợi, Khánh Hưng (H.Trần Văn Thời). Ảnh: Dân Việt.Không ai biết nghề này có từ bao giờ, chỉ biết nơi đây là nghề cha truyền con nối, đã được mấy đời. Để có miếng chuối khô, ngon, dẻo, dai phải chọn cho được loại chuối xiêm thật già, chín đều. Các công đoạn làm chuối khô rất dễ, nhưng không phải ai muốn làm cũng được. Ảnh: Dân Việt.Đầu tiên là lột hết vỏ chuối và mang phơi cho chuối cho rỏ mật để chuối khô đảm bảo độ dai. Chuối được cho vào khuôn ép mỏng ra, xong mang đi xếp đều lên vỉ được làm bằng tre hoặc sậy để phơi. Chuối ép xong được mang đi phơi đến khi chuối ngả sang màu vàng sậm, tươm mật là được. Ảnh: Dân Việt.Trung bình, trong mùa Tết các gia đình ở đây ép hàng tấn chuối khô thành phẩm để cung cấp cho các lò bánh kẹo từ các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… để chế biến kẹo chuối, chuối khô khèo, chuối gừng, chuối hộp, nước cốt chuối, rượu chuối… Ảnh: Dân Việt.
Làng nghề làm mứt gừng ở Huế: Vào thời điểm cận kề cuối năm thì tại phường Kim Long, TP Huế nơi được coi là “làng mứt gừng” lại đỏ lửa sản xuất những mẻ mứt gừng thơm ngon theo phương thức thủ công. Ảnh: Thegioidisan.
Nghề làm mứt gừng ở Kim Long tồn tại hàng trăm năm qua và cứ đến tháng Chạp âm lịch là các lò trong thôn lại đỏ lửa làm ra những mẻ mứt bán vào dịp Tết. Ảnh: Thegioidisan.
Mứt gừng Kim Long được chế biến với bí quyết riêng của những người thợ làng nghề truyền thống, từ tỷ lệ đường đến thời gian nấu. Đặc biệt, gừng được làm trắng bằng nguyên liệu tự nhiên như chanh và quất, không dùng phẩm màu, không chất bảo quản nên cho thành phẩm là những miếng mứt gừng mỏng, vàng tự nhiên, cay cay, ngọt ngọt và rất giòn. Ảnh: Dân Trí.
Để có được những lát mứt gừng thơm ngon, cay cay, màu vàng ươm tự nhiên phải cẩn thận trong từng công đoạn làm mứt. Tất cả các khâu từ chọn gừng, ra lát, rim đường cho đến chọn người đứng lò đều rất quan trọng. Ảnh: Thegioidisan.
Làng mứt Xuân Đỉnh: Tại Hà Nội, làng nghề Xuân Đỉnh được nhiều người biết đến với truyền thống sản xuất kẹo mứt phục vụ cho Tết Nguyên Đán từ bao đời nay. Ảnh: Wordpress.
Làng nghề mứt kẹo Xuân Đỉnh thuộc quận Bắc Từ Liêm là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời tại Hà Nội. Mỗi năm chỉ riêng tại đây đã cung cấp hơn 600 tấn mứt kẹo cho thị trường. Điều đặc biệt là ở đây chỉ làm mứt kẹo vào khoảng tháng 12-tháng 1 dương lịch gần sát Tết Âm lịch, vào những ngày này chỉ cần đứng ở đầu cổng làng thôi cũng có thể ngửi thấy mùi mứt thơm phức mới ra lò. Ảnh: ANTĐ.
Không ai rõ chính xác nghề làm mứt ở Xuân Đỉnh có từ bao giờ và vị tổ nghề là ai, chỉ biết rằng, nghề làm mứt xuất hiện tại đây từ thế kỷ 19 và ngày càng phổ biến vào thế kỷ 20. Các sản phẩm chủ yếu của làng nghề là những loại mứt truyền thống như mứt bí, lạc, dứa, khoai, gừng, sầu riêng, cà chua, hồng, lê, quất... Trong những thứ mứt đó thì mứt bí vẫn đứng hàng đầu, đây là "sở trường" của làng mứt Xuân Đỉnh. Ảnh: Internet.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại trở thành thách thức, nỗi lo lớn nhất đối với mứt Xuân Đỉnh. Hình ảnh mứt phơi cả góc đường lẫn bãi trống, gà chó và ruồi vô tư lượn quanh là điều thường thấy ở làng nghề Xuân Đỉnh. Thực trang mất vệ sinh trong chế biến mứt ở Xuân Đỉnh không phải mới diễn ra lần đầu và nổi tiếng không thua gì thương hiệu mứt của làng nghề này. Ảnh: Khám Phá.
Mứt táo Làng Vị: Cách trung tâm Thành phố Hưng Yên khoảng 7 cây số, Làng Vị (xã Phương Chiểu, Thành phố Hưng Yên) nổi tiếng với nghề truyền thống sản xuất mứt Tết, đặc biệt là mứt táo. Ảnh: Báo Giao Thông.
Hàng năm, cứ vào đầu tháng 11 âm lịch, không khí làng Vị, Hưng Yên lại tấp nập hơn hẳn, khắp nơi trong làng đều nhộn nhịp người bán, kẻ mua các loại mứt táo, mứt gừng phục vụ Tết cổ truyền. Ảnh: Báo Hưng Yên.
Để sản xuất ra mứt táo, nguyên liệu đầu vào cần được tuyển chọn thật kỹ càng. Loại táo thường dùng là loại táo lê, quả chín đều, tươi ngon. Sau khi đục hạt và châm vỏ táo, người làm táo sẽ cho táo vào rửa sạch và luộc qua ở nhiệt độ 70 độ C. Sau khi vớt ra, để ráo, táo sẽ được ngâm với đường khoảng 24h rồi mới cho vào nồi nấu với nước đường khoảng 15 phút rồi lại vớt ra, để nguội. Ảnh: Báo Giao Thông.
Công đoạn nấu nước đường được lặp lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 24h. Ở giai đoạn cuối cùng, táo được vớt ra rồi cho lên giàn (phên), cho vào lò sấy thành mứt thành phẩm. Táo thành phẩm tại làng Vị phải đảm bảo có màu vàng óng vì được sản xuất bằng đường trắng, có nhiều lớp khía ở bên ngoài quả, ăn có độ dẻo và ngọt vừa phải, thịt quả táo dầy, táo không bị quắt, không bị đen. Ảnh: Báo Giao Thông.
Làng nghề chuối khô ở Cà Mau: Bắt đầu từ đầu tháng 1, người dân làng nghề chuối khô ở Cà Mau bắt tay vào việc. Những ngày giáp tết, cường độ làm việc của làng nghề càng cao hơn. Làng nghề chuối khô của Cà Mau tập trung ở các xã Trần Hợi, Khánh Hưng (H.Trần Văn Thời). Ảnh: Dân Việt.
Không ai biết nghề này có từ bao giờ, chỉ biết nơi đây là nghề cha truyền con nối, đã được mấy đời. Để có miếng chuối khô, ngon, dẻo, dai phải chọn cho được loại chuối xiêm thật già, chín đều. Các công đoạn làm chuối khô rất dễ, nhưng không phải ai muốn làm cũng được. Ảnh: Dân Việt.
Đầu tiên là lột hết vỏ chuối và mang phơi cho chuối cho rỏ mật để chuối khô đảm bảo độ dai. Chuối được cho vào khuôn ép mỏng ra, xong mang đi xếp đều lên vỉ được làm bằng tre hoặc sậy để phơi. Chuối ép xong được mang đi phơi đến khi chuối ngả sang màu vàng sậm, tươm mật là được. Ảnh: Dân Việt.
Trung bình, trong mùa Tết các gia đình ở đây ép hàng tấn chuối khô thành phẩm để cung cấp cho các lò bánh kẹo từ các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… để chế biến kẹo chuối, chuối khô khèo, chuối gừng, chuối hộp, nước cốt chuối, rượu chuối… Ảnh: Dân Việt.