Gọi là sâm “bảy lá”, hay "thất diệp nhất chi hoa", theo lời giải thích của người dân địa phương là bởi nó có "7 lá và 1 hoa". Còn người dân ở dãy núi Hoàng Liên Sơn thì dựa vào công dụng chữa được rắn cắn gọi nó là "cây rắn cắn". Tên khoa học của loại sâm này là Paris polyphylla Smith, thuộc họ hành, tỏi.Với đặc điểm chỉ mọc ở vùng núi cao, rậm rạp và ẩm nên ở Quảng Ngãi, đến thời điểm này chỉ núi Cà Đam - nơi được ví là "cổng trời" của tỉnh mới tìm thấy được loại sâm quý này. Khi trưởng thành, sâm bảy lá có chiều cao từ 0,4-0,7m, Lá hình mác thuôn và đầu nhọn dài 7 - 15cm, rộng 1,5 - 3cm, có 3 gân. Hoa sâm bảy lá mọc đơn độc trên đỉnh, cánh màu vàng hình dải. Sau thời gian ngắn ra lá và hoa, cây sẽ trụi lá và củ nằm dưới đất đến năm sau mới nảy mầm, phát triển lại.Củ sâm bảy lá có hình dạng xoắn hơi dài và vỏ màu nâu. Tùy thuộc vào thời gian mọc lâu, mau mà kích cỡ và trọng lượng củ to, nặng khác nhau, nhưng thông thường từ 200-500 gram.Theo một số tài liệu y học thì sâm bảy là là loại cây thuốc quý được chế biến để chữa được nhiều bệnh, như: Rắn độc cắn động kinh, viêm phổi và viêm họng... Đặc biệt gần đây, qua nghiên cứu đã tìm thấy trong thành phần của cây này còn có nhiều hoạt chất quý tác dụng đặc biệt tốt cho những bệnh nhân mắc ung thư. Vì vậy phía Trung Quốc thu mua rất mạnh, với giá có thời điểm lên đến cả triệu đồng/kg cây tươi.Núi Cà Đam hiện là nơi duy nhất ở Quảng Ngãi tìm thấy sâm bảy lá.Một cây sâm bảy lá được người dân trồng.
Gọi là sâm “bảy lá”, hay "thất diệp nhất chi hoa", theo lời giải thích của người dân địa phương là bởi nó có "7 lá và 1 hoa". Còn người dân ở dãy núi Hoàng Liên Sơn thì dựa vào công dụng chữa được rắn cắn gọi nó là "cây rắn cắn". Tên khoa học của loại sâm này là Paris polyphylla Smith, thuộc họ hành, tỏi.
Với đặc điểm chỉ mọc ở vùng núi cao, rậm rạp và ẩm nên ở Quảng Ngãi, đến thời điểm này chỉ núi Cà Đam - nơi được ví là "cổng trời" của tỉnh mới tìm thấy được loại sâm quý này. Khi trưởng thành, sâm bảy lá có chiều cao từ 0,4-0,7m, Lá hình mác thuôn và đầu nhọn dài 7 - 15cm, rộng 1,5 - 3cm, có 3 gân. Hoa sâm bảy lá mọc đơn độc trên đỉnh, cánh màu vàng hình dải. Sau thời gian ngắn ra lá và hoa, cây sẽ trụi lá và củ nằm dưới đất đến năm sau mới nảy mầm, phát triển lại.
Củ sâm bảy lá có hình dạng xoắn hơi dài và vỏ màu nâu. Tùy thuộc vào thời gian mọc lâu, mau mà kích cỡ và trọng lượng củ to, nặng khác nhau, nhưng thông thường từ 200-500 gram.
Theo một số tài liệu y học thì sâm bảy là là loại cây thuốc quý được chế biến để chữa được nhiều bệnh, như: Rắn độc cắn động kinh, viêm phổi và viêm họng... Đặc biệt gần đây, qua nghiên cứu đã tìm thấy trong thành phần của cây này còn có nhiều hoạt chất quý tác dụng đặc biệt tốt cho những bệnh nhân mắc ung thư. Vì vậy phía Trung Quốc thu mua rất mạnh, với giá có thời điểm lên đến cả triệu đồng/kg cây tươi.
Núi Cà Đam hiện là nơi duy nhất ở Quảng Ngãi tìm thấy sâm bảy lá.
Một cây sâm bảy lá được người dân trồng.