Trước đây, cửa hàng này hiếm khi nào không có khách ngồi thưởng thức món gà rán nhưng đã bị đóng cửa trong tháng này. Sau hơn 2,5 năm thương thảo về nhượng quyền thương mại, KFC chính thức “đặt chân” đến Syria vào năm 2006 nhưng nay lại là công ty nước ngoài cuối cùng ngừng hoạt động tại đây. Tại các nước Trung Đông, gà rán là một món ăn ưa thích đến mức họ sẵn sàng dành đến hơn 7 lần thu nhập hàng ngày của mình cho một suất ăn trị giá 30 USD.Trong vài năm trước, tình hình bạo lực ở nước này diễn ra khá căng thẳng nhưng ảnh hưởng không nhiều đến việc làm ăn của thương hiệu này. Tuy nhiên, kể từ năm 2011, sản lượng gia cầm giảm mạnh, chỉ còn một nửa so với trước đây. Theo ước tính, đến năm 2013, chỉ còn chưa đầy 1/3 số trang trại chăn nuôi gia cầm còn cầm cự hoạt động. Do không còn nguồn cung nội địa, KFC buộc phải nhập khẩu gà từ nước ngoài nhưng đây cũng không phải là phương pháp tốt do bạo động và giá vận chuyển liên tục tăng. Vấn đề khác nữa đặt ra cho doanh nghiệp này là sự khan hiếm ngoại tệ mạnh. Theo ước tính, lạm phát trung bình hàng tháng là 34%, làm tiền mặt ngày càng khan hiếm và vô giá trị. Tình hình kinh tế khó khăn cùng với sự khan hiếm lương thực, thực phẩm không chỉ khiến KFC mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác cũng phải “chào thua".
Trước đây, cửa hàng này hiếm khi nào không có khách ngồi thưởng thức món gà rán nhưng đã bị đóng cửa trong tháng này.
Sau hơn 2,5 năm thương thảo về nhượng quyền thương mại, KFC chính thức “đặt chân” đến Syria vào năm 2006 nhưng nay lại là công ty nước ngoài cuối cùng ngừng hoạt động tại đây.
Tại các nước Trung Đông, gà rán là một món ăn ưa thích đến mức họ sẵn sàng dành đến hơn 7 lần thu nhập hàng ngày của mình cho một suất ăn trị giá 30 USD.
Trong vài năm trước, tình hình bạo lực ở nước này diễn ra khá căng thẳng nhưng ảnh hưởng không nhiều đến việc làm ăn của thương hiệu này.
Tuy nhiên, kể từ năm 2011, sản lượng gia cầm giảm mạnh, chỉ còn một nửa so với trước đây. Theo ước tính, đến năm 2013, chỉ còn chưa đầy 1/3 số trang trại chăn nuôi gia cầm còn cầm cự hoạt động.
Do không còn nguồn cung nội địa, KFC buộc phải nhập khẩu gà từ nước ngoài nhưng đây cũng không phải là phương pháp tốt do bạo động và giá vận chuyển liên tục tăng.
Vấn đề khác nữa đặt ra cho doanh nghiệp này là sự khan hiếm ngoại tệ mạnh. Theo ước tính, lạm phát trung bình hàng tháng là 34%, làm tiền mặt ngày càng khan hiếm và vô giá trị.
Tình hình kinh tế khó khăn cùng với sự khan hiếm lương thực, thực phẩm không chỉ khiến KFC mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác cũng phải “chào thua".