Đến xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, hỏi nông dân Võ Quan Huy (Út Huy), Giám đốc Công ty TNHH An Huy Long An, ai cũng biết và tự hào gọi ông là “vua chuối”. Mỗi năm, trang trại chuối công nghệ cao xuất khẩu của ông Huy cho lãi hơn chục tỷ đồng. Ảnh: Người lao động.Theo Dân Việt, ông Võ Quan Huy đang quản lý hơn 1.000ha đất nông nghiệp với nhiều trang trại ở nhiều địa phương. Trong đó, gần 1.000ha đất chuyên canh tôm, nuôi vỗ béo bò Úc, trồng trà và 140ha trồng chuối. Ảnh: Ông Võ Quan Huy chăm sóc trang trại hoa quả "hái ra tiền" (nguồn: Dân Việt).Trang trại chuối 70ha của ông Huy ở xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và trại còn lại ở xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ đều trồng theo quy trình sạch. Tổng mức đầu tư cho cả hai trại chuối khoảng 50 tỷ đồng. Ảnh: Chuyên gia Solvero (giữa) và các thương gia Dubai tại vườn chuối của ông Huy (nguồn: Dân Việt).Để tiện cho việc xuất khẩu, ông Huy xây dựng hệ thống diệt khuẩn, nhà đóng gói và kho lạnh ngay trong trang trại. Hàng ngày, các nhân công người Việt, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Philippines chăm sóc chuối theo quy trình hoàn toàn hữu cơ. Ảnh: Nhipcaudautu.Với 12ha trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, trang trại của ông Sáu Xê (ở Phương Uyên, xã Hiếu Liêm huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đạt khoảng 500 tấn quả/năm. Với giá bán trung bình khoảng 50.000 đồng/kg, doanh thu hàng năm của gia đình ông đạt gần 14 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi gần 10 tỷ đồng. Ảnh: Trang Trại Việt.Theo Trang Trại Việt, tổng diện tích đất của trang trại do ông Sáu Xê làm chủ có khoảng 12 ha trồng bưởi da xanh. Ông đang tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất tại các địa phương khác. Riêng với 12ha trồng bưởi tại Hiếu Liêm, năng suất hàng năm của trang trại đạt khoảng 500 tấn quả/năm. Ảnh: Trang Trại Việt.Với giá bán trung bình khoảng 50.000 đồng/kg, doanh thu hàng năm của gia đình ông đạt gần 14 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi gần 10 tỷ đồng. Trang trại của ông là trang trại trồng bưởi đầu tiên tại Bình Dương đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Trang Trại Việt.Sau hơn 16 tháng gieo trồng và cần mẫn chăm sóc, trang trại thanh long của ông Nguyễn Hữu Phước tại vùng đất U Minh Hạ (Cà Mau) đã bắt đầu cho lợi nhuận tiền tỷ. Ảnh: Dân Việt.Trang trại thanh long của anh em ông Phước ban đầu cho khoảng 200kg trái vào năm 2013 do cây chưa đủ sức. Thấy vậy, ông Phước và người em trồng xen đu đủ. Nhờ đó, tổng thu của 2 anh em được gần 500 triệu đồng vào cuối năm, theo Dân Việt. Ảnh: Báo Cà Mau.Hiện nay, mỗi ngày trang trại thanh long của ông Phước có từ 10-20 người đến phụ việc như làm cỏ, bón phân, xịt thuốc, tưới nước; đặc biệt, vào những ngày thu hoạch sẽ có 30 lao động đến hái trái. Bình quân tiền nhân công từ 100.000-120.0000 đồng/lao động/ngày, đã giải quyết đáng kể công ăn việc làm cho người dân địa phương. Ảnh: Vietq.Sau nhiều năm thử nghiệm, ông Trần Thanh Liêm (ở phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) đã rất thành công trong việc biến một trái dưa hấu bình thường thành dưa hấu có hình dáng đặc trưng là “một thỏi vàng”. Ảnh: VOV.Với sức sáng tạo của một lão nông có hơn 20 năm trồng dưa hấu chuyên bán để ăn, ông Liêm tiếp tục “nặn” ra những trái dưa có hình ảnh không đụng hàng, như: dưa hấu hình thỏi vàng, hình xe hơi, hình trái tim có bản đồ Việt Nam. Cũng chính từ những quả dưa hấu có hình dáng độc đáo này, mỗi năm ông có nguồn thu nhập ổn định trên dưới 500 triệu đồng. Ảnh: Zing.Muốn mua được cặp dưa hình thỏi vàng, khách hàng phải đặt trước đó vài tháng. Còn với thương lái thu mua với số lượng lớn phải đặt cọc trước Tết khoảng 1 tháng. Những năm hút hàng, nhất là vào những ngày giáp Tết, mỗi ngày ông Liêm phải tiếp hàng trăm cuộc gọi của khách hàng trong Nam, ngoài Bắc, theo Zing. Ảnh: Zing.Theo ông Liêm, trong các loại khuôn thì khuôn dưa hình xe hơi khiến ông mất nhiều thời gian nhất. Ông đã phải mất gần 3 năm mày mò mới đúc được loại dưa hình xe hơi này. Giống để làm ra dưa hấu xe hơi cũng được ông chọn rất kỹ, và chỉ loại dưa Bảo Quán, có màu xanh sọc được chọn để tạo hình. Ảnh: Zing.
Đến xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, hỏi nông dân Võ Quan Huy (Út Huy), Giám đốc Công ty TNHH An Huy Long An, ai cũng biết và tự hào gọi ông là “vua chuối”. Mỗi năm, trang trại chuối công nghệ cao xuất khẩu của ông Huy cho lãi hơn chục tỷ đồng. Ảnh: Người lao động.
Theo Dân Việt, ông Võ Quan Huy đang quản lý hơn 1.000ha đất nông nghiệp với nhiều trang trại ở nhiều địa phương. Trong đó, gần 1.000ha đất chuyên canh tôm, nuôi vỗ béo bò Úc, trồng trà và 140ha trồng chuối. Ảnh: Ông Võ Quan Huy chăm sóc trang trại hoa quả "hái ra tiền" (nguồn: Dân Việt).
Trang trại chuối 70ha của ông Huy ở xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và trại còn lại ở xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ đều trồng theo quy trình sạch. Tổng mức đầu tư cho cả hai trại chuối khoảng 50 tỷ đồng. Ảnh: Chuyên gia Solvero (giữa) và các thương gia Dubai tại vườn chuối của ông Huy (nguồn: Dân Việt).
Để tiện cho việc xuất khẩu, ông Huy xây dựng hệ thống diệt khuẩn, nhà đóng gói và kho lạnh ngay trong trang trại. Hàng ngày, các nhân công người Việt, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Philippines chăm sóc chuối theo quy trình hoàn toàn hữu cơ. Ảnh: Nhipcaudautu.
Với 12ha trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, trang trại của ông Sáu Xê (ở Phương Uyên, xã Hiếu Liêm huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đạt khoảng 500 tấn quả/năm. Với giá bán trung bình khoảng 50.000 đồng/kg, doanh thu hàng năm của gia đình ông đạt gần 14 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi gần 10 tỷ đồng. Ảnh: Trang Trại Việt.
Theo Trang Trại Việt, tổng diện tích đất của trang trại do ông Sáu Xê làm chủ có khoảng 12 ha trồng bưởi da xanh. Ông đang tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất tại các địa phương khác. Riêng với 12ha trồng bưởi tại Hiếu Liêm, năng suất hàng năm của trang trại đạt khoảng 500 tấn quả/năm. Ảnh: Trang Trại Việt.
Với giá bán trung bình khoảng 50.000 đồng/kg, doanh thu hàng năm của gia đình ông đạt gần 14 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi gần 10 tỷ đồng. Trang trại của ông là trang trại trồng bưởi đầu tiên tại Bình Dương đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Trang Trại Việt.
Sau hơn 16 tháng gieo trồng và cần mẫn chăm sóc, trang trại thanh long của ông Nguyễn Hữu Phước tại vùng đất U Minh Hạ (Cà Mau) đã bắt đầu cho lợi nhuận tiền tỷ. Ảnh: Dân Việt.
Trang trại thanh long của anh em ông Phước ban đầu cho khoảng 200kg trái vào năm 2013 do cây chưa đủ sức. Thấy vậy, ông Phước và người em trồng xen đu đủ. Nhờ đó, tổng thu của 2 anh em được gần 500 triệu đồng vào cuối năm, theo Dân Việt. Ảnh: Báo Cà Mau.
Hiện nay, mỗi ngày trang trại thanh long của ông Phước có từ 10-20 người đến phụ việc như làm cỏ, bón phân, xịt thuốc, tưới nước; đặc biệt, vào những ngày thu hoạch sẽ có 30 lao động đến hái trái. Bình quân tiền nhân công từ 100.000-120.0000 đồng/lao động/ngày, đã giải quyết đáng kể công ăn việc làm cho người dân địa phương. Ảnh: Vietq.
Sau nhiều năm thử nghiệm, ông Trần Thanh Liêm (ở phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) đã rất thành công trong việc biến một trái dưa hấu bình thường thành dưa hấu có hình dáng đặc trưng là “một thỏi vàng”. Ảnh: VOV.
Với sức sáng tạo của một lão nông có hơn 20 năm trồng dưa hấu chuyên bán để ăn, ông Liêm tiếp tục “nặn” ra những trái dưa có hình ảnh không đụng hàng, như: dưa hấu hình thỏi vàng, hình xe hơi, hình trái tim có bản đồ Việt Nam. Cũng chính từ những quả dưa hấu có hình dáng độc đáo này, mỗi năm ông có nguồn thu nhập ổn định trên dưới 500 triệu đồng. Ảnh: Zing.
Muốn mua được cặp dưa hình thỏi vàng, khách hàng phải đặt trước đó vài tháng. Còn với thương lái thu mua với số lượng lớn phải đặt cọc trước Tết khoảng 1 tháng. Những năm hút hàng, nhất là vào những ngày giáp Tết, mỗi ngày ông Liêm phải tiếp hàng trăm cuộc gọi của khách hàng trong Nam, ngoài Bắc, theo Zing. Ảnh: Zing.
Theo ông Liêm, trong các loại khuôn thì khuôn dưa hình xe hơi khiến ông mất nhiều thời gian nhất. Ông đã phải mất gần 3 năm mày mò mới đúc được loại dưa hình xe hơi này. Giống để làm ra dưa hấu xe hơi cũng được ông chọn rất kỹ, và chỉ loại dưa Bảo Quán, có màu xanh sọc được chọn để tạo hình. Ảnh: Zing.