Mới đây nhất, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lại gây sốc khi công bố lợi nhuận khủng của mình. Trong báo cáo tài chính chính thức vừa được công bố, Petrolimex cho rằng dù giá xăng dầu chưa được điều hành theo đúng cơ chế thị trường, sát với giá thế giới nhưng tổng lợi nhuận hợp nhất của Petrolimex đã đạt 2.021 tỷ đồng, tăng khá mạnh so với con số công bố hồi tháng 1/2014 là 1.929 tỷ đồng. Đặc biệt, khoản lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh xăng dầu đã đạt trên 1.300 tỷ đồng so với mức công bố khi hết năm 2013 là 768 tỷ đồng.
Với kết quả kinh doanh trên, mặc dù
doanh thu năm 2013 của Petrolimex không bằng năm 2012 nhưng lợi nhuận trước thuế lại bằng 207% năm 2012. Lợi nhuận sau thuế cũng đạt 205% so với năm 2012.
|
Ảnh minh họa: Internet. |
Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2013 của Petrolimex, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn đạt 434,6 tỷ đồng, lật ngược kết quả lỗ 23,9 tỷ đồng cùng kỳ năm 2012. Qua đó đưa tổng lãi ròng cả năm 2013 của Petrolimex lên con số 1.655 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với kết quả thực hiện của năm 2012.
Trước đó, trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2013, Petrolimex cũng khiến dư luận choáng bởi mức lợi nhuận khủng. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của Petrolimex đạt tới hơn 637,53 tỷ đồng, tăng gần 200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2013,
lợi nhuận sau thuế của tập đoàn này đạt trên 1.418 tỷ đồng, tăng 57,44% so với mức 901 tỷ đồng ở cùng kỳ năm 2012. Không những thế, lợi nhuận của Petrolimex có xu hướng tăng liên tục, quý 1/2013 chỉ khoảng 244,78 tỷ đồng, nhưng qua các quý sau, mức lợi nhuận tăng vọt, thậm chí tăng gấp đôi.
Petrolimex cho hay lợi nhuận mà tập đoàn có được là nhờ giảm chi phí ở mức tối đa và cơ chế quản lý giá xăng dầu đã cởi mở hơn, điều hành giá xăng dầu dù chưa thực sự theo Nghị định 84, không còn tình trạng kìm giá quá lâu trong điều hành. Ngoài ra, do Petrolimex có kế hoạch trong việc mua xăng dầu nên giá nhập gần đạt được mức bình quân của giá cơ sở.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc
Petrolimex kinh doanh xăng dầu có lãi hàng trăm tỷ đồng trong một quý là quá lớn, trong khi xăng dầu là mặt hàng thuộc diện nhà nước bình ổn giá, lại có tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành nghề khác, đồng thời ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường.