Những chiếc chòi nổi được xem như ngôi nhà thứ 2 của những người dân đánh cá trên thượng nguồn sông Nậm Nơn.Màn đêm dần buông xuống, những ngư phủ cũng chuẩn bị "một ngày" làm việc mới.Bắt đầu từ 3h sáng, dòng sông Nậm Nơn lập lòe ánh đèn pin của những người đi đánh cá đêm. Chiếc bè bằng tre là phương tiện hữu hiệu được người dân đánh cá sử dụng.Mỗi chiếc bè có 2 người đứng hai đầu để kéo lưới lên. Mỗi người đều trang bị cho mình một chiếc đèn pin đội đầu để soi cá.Mỗi chiếc lưới có thể dài từ 60 đến 80m, ngoài ra còn được buộc từ 7 đến 8 hòn đá để lưới chìm xuống đáy sông và việc thăm lưới không hề đơn giản.Những con cá mắc vào lưới được gỡ rất cẩn thận, việc này đòi hỏi sự khéo léo, để con cá vừa tươi và giảm thiểu hư hại cho cheo lưới.Khi buổi thăm cá kết thúc cũng là lúc những chiếc thuyền của các thương lái đến tận nơi thu mua cá. Trên địa bàn xã Mỹ Lý hiện nay có hàng trăm người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái đang làm nghề đánh cá đêm, cũng như có hàng chục chiếc thuyền làm nghề thu gom cá.Tùy từng loại cá mà có giá khác nhau. Họ bán tại chỗ trên thuyền để các thương lái thu gom cá chuyển đến các địa bàn.Ngoài việc cung cấp cá cho tư thương, người dân còn cải thiện được bữa ăn cho gia đình mình.Việc thu mua cá diễn ra đến lúc trời sáng. Những con cá sông tươi sạch là đặc sản của miền Tây xứ Nghệ được đưa đến nhiều vùng quê trong tỉnh. Nhờ hoạt động đánh bắt trên Nậm Nơn người dân địa phương đã nâng cao nguồn thu, cải thiện cuộc sống.Những con cá là mồi nhậu lý tưởng không chỉ dành cho những người đánh cá. Bữa tối chén rượu nhạt và các món ăn từ cá dẫn họ vào giấc ngủ say chờ đợi buổi đánh cá đêm đang tới.
Những chiếc chòi nổi được xem như ngôi nhà thứ 2 của những người dân đánh cá trên thượng nguồn sông Nậm Nơn.
Màn đêm dần buông xuống, những ngư phủ cũng chuẩn bị "một ngày" làm việc mới.
Bắt đầu từ 3h sáng, dòng sông Nậm Nơn lập lòe ánh đèn pin của những người đi đánh cá đêm. Chiếc bè bằng tre là phương tiện hữu hiệu được người dân đánh cá sử dụng.
Mỗi chiếc bè có 2 người đứng hai đầu để kéo lưới lên. Mỗi người đều trang bị cho mình một chiếc đèn pin đội đầu để soi cá.
Mỗi chiếc lưới có thể dài từ 60 đến 80m, ngoài ra còn được buộc từ 7 đến 8 hòn đá để lưới chìm xuống đáy sông và việc thăm lưới không hề đơn giản.
Những con cá mắc vào lưới được gỡ rất cẩn thận, việc này đòi hỏi sự khéo léo, để con cá vừa tươi và giảm thiểu hư hại cho cheo lưới.
Khi buổi thăm cá kết thúc cũng là lúc những chiếc thuyền của các thương lái đến tận nơi thu mua cá. Trên địa bàn xã Mỹ Lý hiện nay có hàng trăm người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái đang làm nghề đánh cá đêm, cũng như có hàng chục chiếc thuyền làm nghề thu gom cá.
Tùy từng loại cá mà có giá khác nhau. Họ bán tại chỗ trên thuyền để các thương lái thu gom cá chuyển đến các địa bàn.
Ngoài việc cung cấp cá cho tư thương, người dân còn cải thiện được bữa ăn cho gia đình mình.
Việc thu mua cá diễn ra đến lúc trời sáng. Những con cá sông tươi sạch là đặc sản của miền Tây xứ Nghệ được đưa đến nhiều vùng quê trong tỉnh. Nhờ hoạt động đánh bắt trên Nậm Nơn người dân địa phương đã nâng cao nguồn thu, cải thiện cuộc sống.
Những con cá là mồi nhậu lý tưởng không chỉ dành cho những người đánh cá. Bữa tối chén rượu nhạt và các món ăn từ cá dẫn họ vào giấc ngủ say chờ đợi buổi đánh cá đêm đang tới.